Slide bài giảng HĐTN 11 chân trời (bản 2) Chủ đề 4: Tổ chức cuộc sống gia đình và tài chính cá nhân
Slide điện tử Chủ đề 4: Tổ chức cuộc sống gia đình và tài chính cá nhân. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 11 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 4. HOẠT ĐỘNG 1-6
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhớ nhiều thông tin về gia đình nhất?
- GV yêu cầu mỗi HS lấy một tờ giấy và viết vào đó đáp án ngay sau mỗi câu hỏi GV đặt ra. Sau đó, HS giơ đáp án của mình.
Gợi ý:
+ Hãy viết vào giấy đáp án:
- Sinh nhật của ông nội;
- Sinh nhật của bố;
- Sinh nhật của bà ngoại;
- Sinh nhật của mẹ;
- ...
+ Hãy viết vào giấy đáp án:
- Món ăn yêu thích nhất của bà nội;
- Món ăn yêu thích nhất của bố, mẹ;
- Món ăn yêu thích nhất của chị, em;
- Sở thích giải trí của anh, chị, em;
- Sở thích giải trí của bố, mẹ;
- ...
A. NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình
- Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình
- Tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình
- Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí
- Đánh giá kết quả trải nghiệm
- Luyện tập
- Vận dụng
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình
a. Thảo luận và xác định những việc làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình
Trình bày: Những việc nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân
Nội dung ghi nhớ:
Là HS, chúng ta hãy luôn quan tâm đến người thân vì bố mẹ vẫn luôn chờ đợi những hành động và lời nói yêu thương từ các con của mình.
b. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân bằng lời nói, hành động cụ thể trong các trường hợp
Trình bày:
+ Nhóm 1: Em hãy đưa ra những phương án về lời nói, hành động cụ thể thể hiện sự chăm sóc người thân cho trường hợp 1.
+ Nhóm 2: Em hãy đưa ra những phương án về lời nói, hành động cụ thể thể hiện sự chăm sóc người thân cho trường hợp 2.
+ Nhóm 3: Em hãy đưa ra những phương án về lời nói, hành động cụ thể thể hiện sự chăm sóc người thân cho trường hợp 3.
+ Nhóm 4: Em hãy đưa ra những phương án về lời nói, hành động cụ thể thể hiện sự chăm sóc người thân cho trường hợp 4.
Nội dung ghi nhớ:
HS nên tích cực xây dựng kế hoạch và tham gia các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường thường xuyên.
+ Trường hợp 1: Nếu nghe thấy bố mẹ trao đổi về việc chuẩn bị mừng thọ ông, bà hôm sau em sẽ mua một bó hoa thật đẹp để tặng ông bà và một chiếc bánh để mừng thọ.
+ Trường hợp 2: Em sẽ ra gần chỗ bố và nói bố hãy tình tĩnh nói chuyện để mọi chuyện được suôn sẻ hơn và khi bình tĩnh sự việc sẽ dễ giải quyết hơn.
+ Trường hợp 3: Em sẽ mang nước ra mời bố để bố bớt mệt và mang khăn cho bố lau.
+ Trường hợp 4: Em sẽ ra nói chuyện với em để xem em có bị sao không hay em có chuyện gì buồn, em hãy chia sẻ và cùng nhau tìm ra cách giải quyết.
c. Chia sẻ những việc em đã làm được hoặc chưa làm được trong việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Giải thích vì sao em chưa làm được và đưa ra hướng khắc phục
Trình bày:
+ Lí do vì sao em lại làm tốt các việc làm thể hiện quan tâm, chăm sóc.
+ Lí do vì sao em chưa làm tốt các việc làm thể hiện quan tâm, chăm sóc.
Nội dung ghi nhớ:
Trong quá trình thực hiện các việc làm chăm sóc, quan tâm người thân sẽ có những hạn chế riêng. Nhưng chỉ cần mỗi thành viên để ý, lắng nghe và quan sát, rèn luyện thường xuyên thì sẽ khắc phục được những nhược điểm, điểm mà bản thân chưa thực hiện tốt.
2. Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình
a. Xác định các công việc trong gia đình và cách em thực hiện những công việc đó
Trình bày: Xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động phát huy truyền thống nhà trường
Nội dung ghi nhớ:
Tham gia công việc gia đình là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong việc góp phần tổ chức, phát triển gia đình hạnh phúc.
b. Sắp xếp công việc của gia đình theo bảng sau và giải thích sự hợp lí khi sắp xếp những công việc đó
Trình bày: Sắp xếp những công việc nhà dưới đây sao cho hợp lí về tính thường xuyên và thời điểm thực hiện (bảng đính kèm phía dưới hoạt động).
- GV mở rộng kiến thức, đưa ra tình huống và yêu cầu HS thảo luận sắp xếp những việc cần làm khi nấu một bữa cơm sao cho hợp lí:
Tình huống:
Chủ nhật, mẹ đi chợ để chuẩn bị nấu bữa cơm gia đình. Về nhà, mẹ giao cho G làm “bếp trưởng” với các nguyên liệu sau và trong khoảng thời gian nấu bếp giới hạn. Mẹ dặn, nếu thiếu gia vị gì thì G đi mua thêm.
Nguyên liệu:
+ Thịt lợn
+ Thịt bò,
+ Cá quả (cá lóc)
+ Cà rốt
+ Rau muống
+ Dứa (thơm)
+ Rau xà lách, rau thơm
+ Dọc mùng (bạc hà)
+ Hành lá, thi là, hành tây.
Nội dung ghi nhớ:
- Mỗi HS cần sắp xếp hợp lí thời gian, công việc cụ thể để tham gia thực hiện công việc nhà cùng mọi người trong gia đình.
- Để sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình trong tổ chức cuộc sống gia đình, mỗi người cần liệt kê công việc cá nhân, công việc gia đình để xác định thời gian thực hiện phù hợp.
c. Lựa chọn và tổ chức một hoạt động chung cho gia đình
Trình bày: Em lựa chọn hoạt động nào phù hợp với gia đình mình?
Nội dung ghi nhớ:
HS tích cực hợp tác xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt động tổ chức gia đình theo kế hoạch đã xây dựng.
3. Tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình
a. Chia sẻ về những biểu hiện của sự tự giác và trách nhiệm đối với hoạt động lao động trong gia đình
Trình bày: Biểu hiện của sự tự giác và trách nhiệm đối với hoạt động lao động trong gia đình.
Nội dung ghi nhớ:
Những biểu hiện của sự tự giác và trách nhiệm đối với hoạt động lao động trong gia đình:
- Chủ động trong công việc, không cần nhắc nhở;
- Có kế hoạch, thời gian dành cho hoạt động lao động trong gia đình;
- Tự giác sắp xếp việc cá nhân để đảm bảo hoàn thành việc chung của gia đình.
- Sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong gia đình, không tị nạnh nhau;
- ...
b. Xác định công việc mà em đã thực hiện trách nhiệm tham gia lao động sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình
Trình bày: Trách nhiệm tham gia lao động sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình với hình thức phù hợp.
Nội dung ghi nhớ:
HS nên tích cực thực hiện những công việc góp phần tạo thu nhập cho gia đình.
c. Chia sẻ cảm xúc của em khi tự giác, trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động và giúp gia đình tăng thêm thu nhập
Trình bày: Em hãy thực hiện hoạt động góp phần tạo thu nhập cho gia đình phù hợp với bản thân.
Nội dung ghi nhớ:
HS chủ động thực hiện trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động sản xuất của gia đình để tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhà mình.
Gợi ý:
+ Thu nhập em tạo được thông quan các hoạt động lao động đã thực hiện;
+ Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động lao động và giúp tăng thêm thu nhập;
+ Ý nghĩa của sự tự giác cùng như hạnh phúc của bố mẹ, người thân khi con cháu có ý thức trách nhiệm với gia đình;
+ ...
4. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình
a. Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình
Trình bày: Cách lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.
Nội dung ghi nhớ:
Kế hoạch chi tiêu luôn cần sự phù hợp với thu nhập chính, vì vậy nhu cầu chi tiêu cần phải được giới hạn và kiểm soát.
b. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với gia đình em để thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình
Trình bày: Em hãy thảo luận cùng bố mẹ, người thân để xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình.
Nội dung ghi nhớ:
Tiết kiệm tài chính trong gia đình cũng là trách nhiệm của mỗi thành viên, thực hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp, nâng cao đời sống gia đình
5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí
a. Trao đổi về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân
Trình bày: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân theo gợi ý.
Nội dung ghi nhớ:
Cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân:
- Xác định các khoản thu mà em có trong một tháng;
- Lập danh mục những khoản cần chi;
- Phân bổ kinh phí hợp lí cho các khoản chi;
- Linh hoạt điều chỉnh kế hoạch khi có những vấn đề ưu tiên xuất hiện;
- ...
b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của em
Trình bày: Em hãy hoàn thiện và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo mẫu thiết kế trong SHS tr.38.
Nội dung ghi nhớ:
Sau khi xác định được cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân, HS tiến hành xây dựng nội dung cụ thể và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
c. Giải thích sự hợp lí trong kế hoạch tài chính cá nhân của em
Trình bày: Em hãy chia sẻ theo nhóm về sự hợp lí trong kế hoạch tài chính cá nhân, đặc biệt đưa ra những bằng chứng trong quá trình thực hiện để thấy rõ hơn tính hợp lí của nó.
Nội dung ghi nhớ:
Sau khi xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân, mỗi HS đã nắm rõ được những việc làm mà bản thân cần phải làm, những khoản chi tiêu cần thiết. Phải hiểu rõ thì chúng ta mới thực hiện được đúng theo kế hoạch một cách hợp lí.
b. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với gia đình em để thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình
Trình bày: Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
Nội dung ghi nhớ:
Trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân sẽ gặp những khó khăn riêng. Vì vậy, mỗi HS cần chủ động điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp nhất với thực tế chi tiêu của mình.
6. Đánh giá kết quả trải nghiệm
a. Đánh giá đồng đẳng
Trình bày:
+ Điều mình ghi nhận về tinh thần làm việc nhóm của bạn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề;
+ Kĩ năng và trách nhiệm gia đình của bạn nếu em biết;
+ Ý kiến mong bạn tiến bộ hơn.
Nội dung ghi nhớ:
- HS thực hiện nhiệm vụ và đánh giá và tổng hợp ý kiến hợp lí ghi vào SBT.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
b. Khảo sát tự đánh giá và đánh giá tổng hợp
Trình bày: Em hãy tự đánh giá kết quả hoạt động theo chủ đề qua các gợi ý sau:
+ Suy nghĩ về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện chủ đề.
+ Bài học lớn nhất rút ra được từ chủ đề là gì
Nội dung ghi nhớ:
- HS dựa vào gợi ý để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
1. Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình?
a. Luôn xem điện thoại và không chú ý đến người khác.
b. Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
c. Chỉ quan tâm đến việc học của mình.
d. Cãi vã với anh chị em.
2. Để tổ chức công việc gia đình hợp lý, chúng ta nên:
a. Để mọi việc xảy ra một cách tự nhiên.
b. Lập kế hoạch và phân công công việc rõ ràng.
c. Để người lớn tuổi làm hết mọi việc.
d. Chỉ làm những việc mình thích.
3. Tại sao chúng ta cần tự giác tham gia các hoạt động lao động trong gia đình?
a. Để được bố mẹ khen.
b. Để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.
c. Để rèn luyện tính tự lập và trách nhiệm.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
4. Khi lập kế hoạch chi tiêu gia đình, yếu tố nào sau đây cần được ưu tiên hàng đầu?
a. Mua sắm những món đồ đắt tiền.
b. Tiết kiệm để phòng khi cần.
c. Chi tiêu thoải mái không cần suy nghĩ.
d. Chỉ quan tâm đến nhu cầu cá nhân.
5. Để xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý, chúng ta nên:
a. Chi tiêu hết số tiền mình có.
b. Lập bảng chi tiêu và thu nhập.
c. Không cần lập kế hoạch gì cả.
d. Chỉ tiêu tiền vào những thứ mình thích.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | D | B | B |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy tìm hiểu và chia sẻ ngắn về kết quả của em trong việc lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với gia đình em để thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình