Slide bài giảng HĐTN 11 chân trời (bản 2) Chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ (phần 2)
Slide điện tử Chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 11 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2. HOẠT ĐỘNG 4, 5, 6
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.16 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.15:
- GV đặt thêm một số câu hỏi:
+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 2?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
A. NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau
- Hóa giải những mâu thuẫn thường xảy ra trong gia đình
- Đánh giá kết quả trải nghiệm
- Luyện tập
- Vận dụng
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau
a. Xác định nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến cảm xúc trong giao tiếp và cách quản lí cảm xúc
Trình bày:
+ Em hãy nêu các tình huống giao tiếp/ nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cảm xúc.
+ Em hãy nêu các cảm xúc có thể xảy ra.
Nội dung ghi nhớ:
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến cảm xúc:
- Hiệu quả công việc tốt;
- Nhận được món quà bất ngờ;
- Được người khác khen ngợi;
- Bị công kích;
- Bị hiểu nhầm;
- Bị chỉ trích, chê bai;
- ...
Những cảm xúc có thể xảy ra:
- Vui sướng;
- Phấn khích;
- Tức giận;
- Thất vọng;
- Buồn bã;
- ...
Những cách để quản lí cảm xúc:
- Thể hiện niềm vui sướng phù hợp với bối cảnh;
- Thể hiện sự phấn khích ở mức độ hợp lí;
- Hít thở sâu và lắng nghe nhịp tim, hơi thở của bản thân để điều hòa;
- Không nghĩ đến nguyên nhân làm mình tức giận;
- ...
Kĩ thuật hít thở sâu:
1. Ngồi trong tư thế thoải mái, lưng thẳng, đầu thẳng,...
2. Hai tay đặt lên đầu gối bản hoặc bụng để cảm nhận khi vào và ra.
3. Hít thở đều đặn.
4. Tiếp theo, hít vào bằng mũi chậm và sâu...
5. Nín thở, tạm dừng một hoặc hai giây.
6. Từ từ thở ra bằng miệng...
7. Làm điều này vài lần cho đến khi minh có nhịp thở êm dịu.
b. Thực hành quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các trường hợp
Trình bày:
+ Nhóm 1, 2: Em hãy nêu cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong trường hợp 1.
+ Nhóm 3, 4: Em hãy nêu cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong trường hợp 2.
+ Nhóm 5, 6: Em hãy nêu cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong trường hợp 3
Nội dung ghi nhớ:
Để trở thành một người điềm tĩnh trong mọi tình huống, chúng ta cần thực hành quản lí cảm xúc một cách phù hợp nhất, luyện tập ứng xử hợp lí.
Trường hợp 1:
Em sẽ im lặng, sau khi nghe hết chuyện của bạn em sẽ chia sẻ với bạn sau hoặc chờ một hôm khác em sẽ chia sẻ với bạn.
Trường hợp 2:
Em sẽ nói với thầy cô về việc này, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên mạng xã hội cũng là vi phạm pháp luật.
Trường hợp 3:
Em sẽ chờ cô nói xong sau đó em mới nói về việc cô đã trách nhầm mình.
c. Chia sẻ những tình huống mà em quản lí được cảm xúc và ứng xử hợp lí với người thân, thầy cô, các bạn
Trình bày: Em hãy viết báo cáo kết quả vận dụng các cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp.
Nội dung ghi nhớ:
- Quản lí cảm xúc và ứng xử tốt giúp HS làm chủ được các mối quan hệ với người thân, thầy cô và các bạn.
- Được tất cả mọi người yêu quý và tôn trọng.
- Luôn điềm tĩnh trước mọi tình huống.
2. Hóa giải những mâu thuẫn thường xảy ra trong gia đình
a. Tổ chức trò chơi “Kéo dây chun”
Trình bày: Em có cảm xúc và rút ra được bài học gì sau khi chơi trò chơi?
Nội dung ghi nhớ:
Trong cuộc sống gia đình, mối quan hệ của những người thân đôi khi giống như sợi dây chun, khi càng kéo càng dễ xảy ra xung đột, mâu thuẫn, căng thẳng và nếu cố kéo đến mức đứt dây thì sẽ làm tổn thương nhau.
b. Chia sẻ về những mâu thuẫn thường xảy ra trong gia đình
Trình bày: Em hãy nêu những mâu thuẫn thường xảy ra trong gia đình của các em?
Nội dung ghi nhớ:
Một số mâu thuẫn thường xảy ra trong gia đình:
- Mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái trong việc định hướng nghề nghiệp của các con;
- Mâu thuẫn giữa ông bà và các cháu trong thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi;
- Mâu thuẫn giữa anh chị với các em trong thực hiện sở thích;
- Mâu thuẫn giữa ông bà và bố mẹ trong cách nuôi dạy con cháu.
- ...
c. Trao đổi về những cách mà em hóa giải mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình
Trình bày: Em hãy nêu những cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?
Nội dung ghi nhớ:
Những cách để hóa giải mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình:
- Giữ bình tĩnh và lắng nghe bố mẹ, người thân nói:
+ Hiểu rõ rằng bố mẹ, người thân la mắng, mâu thuẫn sẽ không kéo dài.
+ Duy trì sự im lặng và lắng nghe.
+ Không tranh cãi hay nói chen vào khi bố mẹ, người thân đang nói.
- Thực hiện một cử chỉ đẹp nào đó dành cho bố mẹ, người thân:
+ Chấp nhận cảm xúc của bố mẹ, người thân.
+ Lấy cho bố mẹ, người thân cốc nước khi bố mẹ người thân đang giận, la mắng.
+ Nói một điều hài hước, vui vẻ khi đưa nước: "Con mong là bố, mẹ/ ông, bài anh, chị... không bị khản tiếng vì con/em".
- Lựa chọn cách phản hồi phù hợp:
+ Xin lỗi bố mẹ, người thân vì đã khiến họ tức giận, hiểu nhầm và mong họ bớt giận.
+ Giải toả những bức xúc của mình bằng cách thực hiện một hoạt động yêu thích nào đó.
+ Đáp lại bố mẹ, người thân một cách ngắn gọn, lễ phép và với giọng điệu phù hợp như: “Con/em hiểu ạ”.
+ Chia sẻ cảm xúc của mình để bố mẹ, người thân hiểu.
+ Lựa chọn thời điểm bố mẹ, người thân bình tĩnh để chia sẻ và trao đổi lại.
- Tìm kiếm sự thoả hiệp, giải pháp:
+ Hỏi bố mẹ, người thân xem liệu mình có thể làm gì để cải thiện tình hình.
+ Hãy viết ra giấy gửi cho bố mẹ, người thân những điều mà mình khó nói trực tiếp.
d. Đóng vai nhân vật trong các tình huống để hóa giải mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình
Xử lí tình huống:
+ Nhóm 1, 2: Xử lí tình huống 1: Nếu là K, em sẽ làm gì?
+ Nhóm 3, 4: Xử lí tình huống 2: Nếu là M, em sẽ làm gì?
+ Nhóm 5, 6: Xử lí tình huống 3: Nếu là X, em sẽ làm gì?
Nội dung ghi nhớ:
Phải luôn thực hiện các cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình để giữ được mái ấm gia đình và tránh những trường hợp không tốt xảy ra.
Tình huống 1:
Nếu là K, em sẽ bớt chơi điện tử lại và sẽ xin lỗi bố mẹ vì mình đã mải chơi điện tử để bố mẹ phiền lòng.
Tình huống 2:
Nếu là M, mình sẽ an ủi em rằng em cũng hãy cố gắng trong học tập và đừng để tâm tới những lời nói ấy, nó chỉ là để khích lệ mình luôn cố gắng thôi. Và em sẽ nói với bố mẹ không nên so sánh như vậy sẽ làm em mình bị tủi thân.
Tình huống 3:
Nếu là X, em sẽ nói với bố mẹ về việc này, việc này có ảnh hưởng tới cảm xúc của em.
e. Chia sẻ về những tình huống mâu thuẫn mà em đã hóa giải được trong gia đình và rút ra bài học cho bản thân
Trình bày: Em hãy viết báo cáo kết quả vận dụng các cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
Nội dung ghi nhớ:
- Giải quyết và hóa giải được những mâu thuẫn gia đình là em đang chung tay ngăn chặn những hành vi phá vỡ hạnh phúc gia đình của mình.
- Góp phần hình thành những thói quen, suy nghĩ tốt cho việc xây dựng gia đình sau này.
3. Đánh giá kết quả trải nghiệm
a. Đánh giá đồng đẳng
Tham gia trò chơi: HS đứng thành các vòng tròn theo tổ. Mỗi bạn dán 1 tờ giấy A4 lên lưng và cầm 1 cây bút.
Nội dung ghi nhớ:
- HS thực hiện nhiệm vụ và đánh giá.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
b. Khảo sát tự đánh giá và đánh giá tổng hợp
Trình bày: Em hãy tự đánh giá kết quả hoạt động theo chủ đề qua các gợi ý sau:
+ Suy nghĩ về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện chủ đề.
+ Bài học lớn nhất rút ra được từ chủ đề là gì?
Nội dung ghi nhớ:
- HS dựa vào gợi ý để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
c. Đóng vai xử lí tình huống thể hiện cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ trên mạng xã hội của em
Xử lí tính huống:
+ Nhóm 1, 2: Đóng vai xử lí tình huống 1: Nếu là M, em sẽ làm gì?
+ Nhóm 3, 4: Đóng vai xử lí tình huống 2: Nếu là N, em sẽ làm gì?
Nội dung ghi nhớ:
HS phải luôn cân nhắc, kiểm soát các mối quan hệ trên mạng xã hội để tránh những trường hợp xấu ảnh hưởng tới bản thân.
Tình huống 1:
Nếu là M, em cần:
+ Cảnh giác với các tin nhắn của người lạ, không nhắn tin lại để tránh bị dụ dỗ.
+ Khi bị dụ dỗ, ngay lập tức huỷ kết bạn; báo với bố mẹ, người thân, thầy cô, lực lượng chức năng khi bị uy hiếp.
+ Luôn suy nghĩ: “Không có công việc nào đơn giản, lương cao mà không cần học tập”.
Tình huống 2:
Nếu là N, em cần:
+ Khi thấy nhóm không còn thực hiện đúng mục tiêu ban đầu, không nhắn tin, không bàn tán và huỷ không tham gia nhóm.
+ Khi bị chế nhạo, công kích hay bắt nạt nên báo với bố mẹ, người thân, bạn bè và thầy cô để nhận được sự hỗ trợ.
d. Chia sẻ cách mà em đã làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ qua mạng xã hội
Trình bày: Em hãy viết báo cáo kết quả vận dụng các cách để kiểm soát mối quan hệ qua mạng xã hội.
Nội dung ghi nhớ:
- Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ qua mạng xã hội giúp HS có phương án kịp thời và phù hợp trước những tình huống xấu xảy ra.
- Có thêm được những người bạn tốt.
- Phát triển thêm nhiều mối quan hệ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
1. Khi cảm thấy tức giận, cách ứng xử nào sau đây là phù hợp nhất?
a. Nổi nóng và quát mắng người khác.
b. Tìm một nơi yên tĩnh để bình tĩnh lại.
c. Giữ kín cảm xúc trong lòng.
d. Tìm cách trả thù người đã làm mình tức giận.
2. Trong một cuộc tranh cãi, điều quan trọng nhất là:
a. Chứng minh mình đúng.
b. Lắng nghe ý kiến của người khác.
c. Nói thật to để người khác phải nghe.
d. Tìm cách làm cho người khác im lặng.
3. Để hóa giải mâu thuẫn trong gia đình, chúng ta nên:
a. Tránh né các cuộc nói chuyện.
b. Tìm một người thứ ba để phân xử.
c. Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
d. Đổ lỗi cho người khác.
4. Khi muốn bày tỏ cảm xúc của mình, điều quan trọng là:
a. Nói thật to để người khác phải nghe.
b. Sử dụng những từ ngữ mang tính công kích.
c. Biểu đạt cảm xúc một cách rõ ràng và tôn trọng.
d. Giấu kín cảm xúc của mình.
5. Một trong những cách hiệu quả để quản lý cảm xúc là:
a. Luôn cố gắng kìm nén cảm xúc.
b. Tập trung vào những điều tiêu cực.
c. Thực hành các kỹ năng thư giãn như thiền hoặc yoga.
d. Không quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | C | C | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy tìm hiểu và chia sẻ ngắn về kết quả của em trong tự đánh giá kết quả hoạt động làm chủ và kiểm soát mối quan hệ trên mạng xã hội của em