Soạn giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Hạt nảy mầm
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng Việt 5 bài 3: Hạt nảy mầm sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐỌC 3: HẠT NẢY MẦM
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài; biết tra sổ tay từ ngữ (từ điển) để hiểu nghĩa của các từ khác, nếu chưa hiểu.
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc: Kể về một số hoạt động học tập có tính trải nghiệm, qua đó cho thấy sự thú vị và ý nghĩa thiết thực của phương pháp học tập “học đi đôi với hành”.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: chủ động nghiên cứu bài đọc, tìm được các chi tiết hay trong bài đọc
Năng lực văn học:
Biết cảm nhận được từ ngữ, chi tiết thú vị và có ý nghĩa trong câu chuyện; chia sẻ được cảm nhận của mình với cô và các bạn.
3. Phẩm chất
Phẩm chất chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập, biết vận dụng bào học vào cuộc sống thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5.
Tranh minh họa bài đọc.
Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
SGK Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem một số hình ảnh về trẻ em khám phá, tìm tòi trong học tập:
- GV dẫn dắt, giới thiệu về bài mới: Trong các tiết học trước, chúng ta đã đọc bài Trái cam và Làm thủ công, đã thấy việc học tuy vất vả nhưng rất thú vị và rất có ý nghĩa. Hôm nay, cô sẽ cùng các em đọc câu chuyện Hạt nảy mầm. Qua bài học, các em sẽ biết rất nhiều điều thú vị về sự nảy mầm của hạt cây và sẽ hiểu thêm về ý nghĩa của các hoạt động thực hành trong học tập đấy. Chúng ta cùng đọc bài nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc chậm rãi, tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu,... - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Luyện đọc một số từ khó: vòng đời, rắn cấc, nứt nanh, thực thụ, hí hửng, dẫu, chập chờn, len, trái hồng, vành nôi, … + Luyện đọc câu dài: Mỗi cái hạt/ là một cơ thể sống thực thụ,/ nó chỉ đang ngủ thôi.// Để đánh thức/ và kích thích các hạt có vỏ cứng nảy mầm,/ người ta/ thường ngâm chúng vào nước nóng.// Thay vì ngâm,/ hạt gấc này được đồ trong chỗ xôi.// Với loại hạt ngủ lâu như hạt xoan,/ người ta/ còn đốt vài phút trước/ khi gieo cho chóng nảy mầm//... Bây giờ,/ các em theo cô,/ mang những cây này ra vườn trồng.// + Luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc của nhân vật:
- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “cẩn thận xếp những lọ”. + Đoạn 2: Từ “Thụy mang giỏ cây đến lớp” đến “Loan cãi”. + Đoạn 3: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + vòng đời: thời gian sống của thực vật, động vật. + rắn cấc: rắn đến mức khô cứng lại + nứt nanh: (hạt) có mầm mới nảy, bắt đầu lộ ra khỏi vỏ. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong PHT dưới đây:
|
- HS xem tranh.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi trong PHT.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều, giáo án bài 3: Hạt nảy mầm tiếng Việt 5 cánh diều, giáo án tiếng Việt 5 CD bài 3: Hạt nảy mầm
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác