Soạn giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 2: Lớp trưởng lớp tôi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng Việt 5 bài 2: Lớp trưởng lớp tôi sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: BẠN NAM, BẠN NỮ

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

TRÒ CHƠI: Chinh phục đỉnh núi Phan-xi-păng

(15 phút)

1. Trò chơi: Chinh phục đỉnh núi Phan-xi-păng

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm.

b. Cách tiến hành

GV tổ chức trò chơi cho HS yêu cầu HS đọc nội dung phần Chia sẻ:

+ HS đọc lời dẫn: Núi Phan-xi-păng cao hơn 3147 mét. Chúng ta chia đường lên núi thành 3 chặng. Sau khi trả lời được 3 câu hỏi, em sẽ tới đỉnh núi. Hãy bắt đầu bằng 1 câu hỏi 1 nào! 

3 HS đọc phần câu hỏi: 

  • Em hiểu như thế nào về nội dung của các thành ngữ, tục ngữ sau? 

  • Theo em, cả nữ và nam cần có những phẩm chất gì?

  • Em thích phẩm chất nào nhất? 

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn cách chơi: 

+ HS hoạt động theo nhóm theo hướng dẫn của GV, trả lời các câu hỏi trong bài và trình bày trước lớp. 

+ GV nhận xét chốt đáp án: 

  • Câu 1: 

  • Trai tài gái đảm: Khen ngợi những người con trai có tài, những người con gái đảm đang. 

  • Trai mà chi, gái mà chi/ Sinh con có nghĩa có nghì là hơn: sinh con tải hay con gái đều tốt, miễn là hiếu thảo, có tình có nghĩa. 

  • Câu 2: trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, có trách nhiệm với bản thân và mọi người, dũng cảm, yêu quê hương, đất nước, ngoan ngoãn, lễ phép, cẩn thận, chăm chỉ,...

  • Câu 3: Một số phẩm chất của bạn nam: dũng cảm (vì thể hiện sự mạnh mẽ), trung thực (vì ai cũng cần trung thực), lễ phép (vì đó là phẩm chất của một bạn học sinh ngoan),... Một số phẩm chất của bạn nữ: dịu dàng (vì con gái dịu dàng thì rất dễ mến), cẩn thận (vì con gái thường cẩn thận), tỉ mỉ, chăm chỉ (vì con gái hay làm những việc cần sự tỉ mỉ và chăm chỉ), mạnh mẽ (tuy dịu dàng nhưng các bạn gái cũng cần mạnh mẽ),...

 

 

 

- HS đọc nội dung nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS phát biểu ý kiến.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

2. Giáo viên giới thiệu chủ điểm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV dẫn dắt, giới thiệu chủ điểm:  Qua trò chơi Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng, các em đã thấy mỗi người, dù là nam hay nữ, đều đáng quý trọng như nhau; điều quan trọng là mỗi chúng ta đều phải rèn luyện để có những phẩm chất tốt, đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Bài học 2 Bạn nam, bạn nữ sẽ giúp các em hiểu kĩ hơn về những điều này. Trước hết, hôm nay, cô

(thầy) và các em sẽ đọc và tìm hiểu nội dung truyện Lớp trưởng lớp tôi để biết nhân vật chính trong câu chuyện là ai, bạn ấy có gì đặc biệt khiến tất cả các bạn trong lớp đều yêu quý và tín nhiệm nhé!

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

ĐỌC 1: LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI

(55 phút)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn học kì I.

  • Hiểu nghĩa của từ được chú giải và của các từ ngữ khác trong bài. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc: Khen ngợi một nữ lớp trưởng vừa học giỏi vừa chu đáo, xốc vác, có trách nhiệm với công việc chung và dù là nam hay nữ nếu giỏi và tốt thì đều đáng quý, đang trọng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

  • Hiểu và cảm nhận được những từ ngữ, chi tiết hay; biết bày tỏ sự yêu thích với những từ ngữ, chi tiết đó. 

3. Phẩm chất

  • Biết yêu quý, tôn trọng các bạn, không kì thị (chê bai) giới tính của bạn. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 5.

  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

  • Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

  • SGK, VBT Tiếng Việt 5.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV chiếu những hình ảnh mà bạn bè giúp đỡ nhau: 

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những việc làm mà em đã giúp đỡ bạn bè.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.20, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Lớp trưởng lớp tôi kể về nhân vật Vân – một bạn lớp trưởng trong hành trình chinh phục các bạn trong lớp và được mọi người yêu quý, tin tưởng như thế nào? 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ ngữ khó, cách ngắt nghỉ đúng ở các câu.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, đọc với giọng kể thong thả; nhấn giọng ở những từ miêu tả tâm trạng, hoạt động của các bạn nhỏ .  

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Luyện đọc một số từ khó: sôi nổi, lớp nhanh nhảu, nửa lời, điền bản đồ, lắp bắp, , 

+ Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: 

  • Giọng Lâm “Voi”, Quốc “lém” và nhân vật “tôi” tỏ ra chê bai, không phục và không vui khi thấy Vân làm lớp trưởng: “Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chẳng có dáng tí nào!/ Lớp trưởng phải nhanh nhảu. Cái Vân thì cạy rang chẳng nói được nửa lời./ 

  • Giọng Quốc hớt hải, lo lắng vì quên trực nhật: “ Chết tớ rồi! Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ lại ngủ quên.” 

  • Giọng điệu vui mừng, ngạc nhiên khi thấy Vân mang kem tới: “Kem! Kem! Các cậu ơi! 

  • Giọng điệu khen ngợi, thán phục Vân: “Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi”,/ “Vân nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”, “Vân hiền lành, ít nói mà giỏi đáo để, ai cũng phải nể phục.” 

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến ... chẳng hơn tôi.): đọc với giọng kể thong thả; thể hiện thái độ của Lâm “Voi”, Quốc “Lém” và “tôi” tỏ ý chê bai, không phục Vân, không vui khi thấy

Vân làm lớp trưởng.

+ Đoạn 2 (từ Giờ trả bài hôm qua... đến .. thở phào.): giọng đọc lúc đầu thong thả, sau đó gấp gáp (thể hiện sự hớt hải, lo lắng của Quốc), rồi trở lại thong thả (thể hiện sự ngạc nhiên, tâm trạng nhẹ nhõm của cả lớp khi thấy lớp đã được vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ). 

+ Đoạn 3 (từ Buổi chiều... đến ... lao động hè...): giọng đọc sôi nổi, thể hiện sự mừng rỡ, ngạc nhiên của các bạn khi thấy Vân mang kem đến; thể hiện giọng của Vân hồ hởi. 

+ Đoạn 4 (phần còn lại): giọng đọc hồ hởi, thể hiện sự thán phục, tin tưởng của các bạn nam trong lớp khi nói về Vân.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ sơ tán: chuyển, đưa (nghĩa trong bài) 

+ hớt hải: từ gợi tả dáng vẻ vội vàng, hoảng sợ lộ rõ ở nét mặt, cử chỉ. 

+ nhễ nhại: chảy thành nhiều dòng làm ướt đẫm thân thể (thường nói về mồ hôi). 

+ xốc vác: có khả năng làm được nhiều việc, kể cả việc nặng nhọc. 

+ giỏi đáo để: rất giỏi

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong PHT:

 

+ Câu 1. Nhân vật “tôi” và các bạn Lâm, Quốc mong muốn có một lớp trưởng như thế nào?

+ Câu 2. Vì sao khi Vân mới được bầu làm lớp trưởng, một số bạn cảm thấy không tin tưởng?

+ Câu 3. Các bạn đã thay đổi cách nghĩ về lớp trưởng Vân như thế nào?

+ Câu 4. Điều gì đã khiến các bạn thay đổi suy nghĩ về Vân?

+ Câu 5. Nếu là một thành viên trong lớp, em sẽ nói gì về lớp trưởng Vân?

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm theo các câu tìm hiểu bài. 

- HS báo cáo kết quả. GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi truyền điện: Trò chơi thực hiện như sau: GV gọi một bạn bất kì đứng lên trả lời câu hỏi thứ nhất và bạn đó sẽ gọi bạn tiếp theo cho đến khi kết thúc các câu hỏi trong PHT

- GV nhận xét và chốt đáp án: 

 

 

 

 

 

- HS xem tranh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm để trả lời các câu hỏi trong PHT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm theo hướng dẫn của GV. 

- HS thực hiện nhiệm vụ. 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án tiếng việt 5 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều, giáo án bài 2: Lớp trưởng lớp tôi tiếng Việt 5 cánh diều, giáo án tiếng Việt 5 CD bài 2: Lớp trưởng lớp tôi

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác