Soạn giáo án Tiếng Việt 3 Cánh diều tiết: Bài đọc 3 - Bạn mới (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 3 tiết: Bài đọc 3 - Bạn mới (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI ĐỌC 3: BẠN MỚI

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các tên riêng nước ngoài đã được phiên âm (A-i-a, Tét-su-ô) và các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ví dụ: lớp, khích lệ, nên, đến lượt, lúng túng, vào lớp, hành lang (miền Bắc); thơ thẩn, khích lệ, một lần nữa, bức vẽ, hành lang, xôn xao (miền Trung, miền Nam). Ngắt nghỉ đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ khoảng 70 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2. 
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (thơ thẩn, khích lệ, quan sát, hàng lang, bàn tán). Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài (Mỗi người có một điểm mạnh riêng mà người khác không có được, khi chơi với bạn nên hòa đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để học hỏi, không nên kì thị khi thấy bạn không giống mình).
  • Nhận biết các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian.
  • Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu nhân vật.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành các bài tập về sắp xếp các đoạn văn, tác dụng của hai chấm.
  • Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, tôn trọng sự khác biệt giữa con người, sẵn sàng học hỏi, hòa đồng và nhận giúp đỡ mọi người.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), SGV Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt 3 (tập 1).
  • Tranh minh họa bài đọc Bạn mới.
  • Bảng phụ thể hiện nội dung các bài tập 1, 2, 3 ở phần Luyện tập.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt 3 (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- Kiểm tra bài cũ:

+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những điều học được từ bài Lễ chào cờ đặc biệt.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.

+ GV nhận xét, đánh giá.

 

- Giới thiệu bài mới:

+ GV trình chiếu và yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong các hình ảnh minh họa, thầy giáo và các bạn học sinh đang làm gì?

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

+ GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bạn gái đang giúp thầy giáo treo tranh là một học sinh mới chuyển đến. Tên bạn là A-i-a. Các bạn trong lớp đã cư xử với A-i-a ra sao? Thầy giáo đã giúp các bạn chinh phục A-i-a như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài đọc Bạn mới để có câu trả lời nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được bài Bạn mới với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

- Giải nghĩa được những từ ngữ khó.

- Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS bài Bạn mới: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

+ Nhấn giọng, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: chưa quen, thơ thẩn, khích lệ, chẳng, quá chậm, lúng túng, đẹp quá,...

+ Giọng đọc chậm rãi ở câu cuối.

- GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:

+ Thơ thẩn: đi lại một cách chậm rãi và lặng lẽ như đang suy nghĩ điều gì đó.

+ Bàn tán: trao đổi tự do với nhau một điều gì đó.

- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp từng câu trước lớp: GV chỉ định 1 HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc nhở HS cần nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài, thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Chú ý chuỗi câu bao gồm lời nói trực tiếp của nhân vật:

·        Thầy gọi A-ri-a vào lớp, / hỏi: / “Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không?// Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm”.

- GV lưu ý:

+ HS không bắt buộc phải thay đổi cách phát âm địa phương của mình, trừ những lỗi phát âm của một vùng phương ngữ hẹp.

·        lớp, khích lệ, nên, đến lượt, lúng túng, vào lớp, hành lang (miền Bắc).

·        thơ thẩn, khích lệ, một lần nữa, bức vẽ, hành lang, xôn xao (miền Trung, miền Nam).  

+ Phát âm đúng các tên riêng nước ngoài đã được phiên âm (A-i-a, Tét-su-ô).

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, từng cặp HS đọc tiếp nối 3 đoạn trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp các đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời HS khá giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài Bạn mới. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi Phỏng vấn.

- Hiểu được nội dung của bài đọc Bạn mới.

b. Cách tiến hành

- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 4 câu hỏi:

+ Vì sao trong giờ ra chơi, A-ri-a không tham gia cùng nhóm nào?

+ Những chi tiết nào cho thấy A-ri-a rất rụt rè?

+ Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách nào?

+ Theo em, vì sao Tét-su-ô chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi?

a.     Vì thầy giáo yêu cầu bạn ấy làm thế.

b.     Vì A-i-a đã tập luyện và chạy nhanh hơn.

c.      Vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới.

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi Phỏng vấn.

- GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi:

+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia.

+ Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời, sau đó đổi vai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Lễ chào cờ được tổ chức thật độc đáo, long trọng, thể hiện tình yêu Tổ quốc của thầy và trò các trường, là lời khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Tranh 1: thầy giáo khuyên bạn gái vào chơi cùng các bạn.

+ Tranh 2: thầy giáo đang treo các bức tranh ở hành lang, các bạn học sinh xem tranh và bàn tán.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa từ khó.

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn.

 

 

 

- HS luyện đọc ngắt nghỉ câu.

 

 

 

 

 

 

- HS lyện đọc, phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn, sửa phát âm sai (nếu có) và viết đúng chính tả.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS đọc nối tiếp bài trước lớp.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu bài tập; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Tiếng việt 3 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Tiếng Việt 3 cánh diều tiết: Bài đọc 3 - Bạn mới (2, GA word Tiếng Việt 3 cd tiết: Bài đọc 3 - Bạn mới (2, giáo án Tiếng Việt 3 cánh diều tiết: Bài đọc 3 - Bạn mới (2

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác