Soạn giáo án điện tử Ngữ văn 8 CD Bài 7 Đọc 2: Vịnh khoa thi Hương
Giáo án powerpoint Ngữ văn 8 cánh diều mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?
> Chọn ra những người tài giỏi để phục vụ đất nước.
Sau cuộc thi ( thể thao, nghệ thuật, giáo dục,...) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?
> Khen ngợi những người có tài, đỗ đạt cao đồng thời tuyên truyền để các thế hệ sau học tập, rèn luyện và noi theo.
BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT
[Văn bản 2]
Vịnh khoa thi Hương
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tìm hiểu chung
Tác giả
Tác phẩm
Tìm hiểu chi tiết
Chủ đề và bố cục
Đối tượng trào phung
Hai câu đề
Nghệ thuật trào phúng
Giọng điệu
Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
Tổng kết
Nội dung
Nghệ thuật
Đặc trưng thể loại
- TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả
Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Tế Xương
Trần Tế Xương
(1870 - 1907)
- Quê quán: Nam Định.
- Là người có tài nhưng lận đận thi cử, đỗ Tú tài nên thường được gọi là Tú Xương.
- Thơ ông đậm chất trữ tình và chất trào phúng, phản ánh rõ nét bức tranh hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Một số bài thơ Nôm tiêu biểu: Năm mới chúc nhau, Thương vợ, Áo bông che bạn, …
- Tác phẩm
Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Vịnh khoa thi Hương
- Năm sáng tác:
- Đề tài: thi cử, thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và con đường khoa cử của riêng ông.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
- 02. TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Chủ đề và bố cục
Hãy nêu chủ đề và bố cục bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.
Chủ đề: chế độ thi cử phong kiến đã suy tàn cũng như cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Bố cục
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Âm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sử đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Cảnh trường thi trong thực tế
Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu
Thái độ, tâm trạng của nhà thơ
- Đối tượng trào phúng
Xác định các đối tượng trào phúng mà bài thơ hướng tới. Thái độ của tác giả đối với các đối tượng đó được thể hiện như thế nào?
Quan sứ
Quan trường
Sĩ tử
Bà đầm
Thái độ của tác giả: mỉa mai, châm biếm
- Hai câu đề
Hai câu đề cho thấy kì thi có gì đặc biệt?
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Trường ở Nam Định
Trường ở Hà Nội
Quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi
- Khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
- Kì thi bị mất đi vẻ trang nghiêm.
- Nghệ thuật trào phúng
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều