Soạn giáo án điện tử ngữ văn 11 Cánh diều Bài 7: Kiến thức ngữ văn
Giáo án powerpoint Ngữ văn 11 cánh diều mới Bài 7: Kiến thức ngữ văn. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CẢ LỚP ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
Kể tên một số tập tản văn, tùy bút, truyện kí mà em đã được học hoặc được đọc. Nêu ấn tượng của em về những tác phẩm đó?
“Cô tô” – Nguyễn Tuân
“Một thứ quà của lúa non: Cốm” – Thạch Lam
“Mùa xuân của tôi” – Vũ Bằng
“Sài Gòn tôi yêu” – Minh Hương
BÀI 7: TÙY BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Tùy bút, tản văn
- Truyện kí
- Cách giải thích nghĩa của từ
- Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu
- Tùy bút, tản văn
Tùy bút, tản văn là gì? Nêu những đặc điểm của các thể loại này?
- Tùy bút
- Là văn xuôi trữ tình – một loại tác phẩm tự sự phi hư cấu.
- Ghi chép một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang màu sắc cá nhân của người viết về con người và sự việc.
- Thể hiện rất rõ cái “tôi” độc đáo, cũng như tâm hồn, tình cảm của tác giả.
- Ngôn ngữ của tuỳ bút thường rất giàu chất thơ.
- Tản văn
- Là loại tác phẩm tự sự phi hư cấu, sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
- Nội dung: các hiện tượng chân thực, gần gũi với cuộc sống nhưng giàu ý nghĩa xã hội.
- Người viết bộc lộ trực tiếp tình cảm, suy nghĩ mang đậm cá tính của mình.
- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn
Tự sự - ghi chép sự thật của đời sống
Trữ tình - bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc
Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
Tuỳ bút sử dụng nhiều yếu tố trữ tình, còn tản văn dùng nhiều yếu tố tự sự.
- Truyện kí
- Trình bày khái niệm truyện kí.
- Nêu hiểu biết của em về sự kết hợp của hư cấu và phi hư cấu ở thể loại này.
- Khái niệm
- Là thể loại giao thoa giữa truyện và kí.
- Nhà văn dựa vào những con người và sự việc có thật, lựa chọn, sắp xếp và tổ chức thành câu chuyện hấp dẫn, làm nổi bật đối tượng được phản ánh.
- Phát triển mạnh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ do yêu cầu cổ vũ động viên, ca ngợi người thật, việc thật...
Sống như anh (Trần Đình Vân) viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi
Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi) viết về cuộc đời chị Út Tịch.
- Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu
Phi hư cấu - tính xác thực về con người và sự kiện,..
Hư cấu - với các chi tiết, tâm lí nhân vật, sự việc.... do nhà văn tưởng tượng
Câu chuyện hiện lên vừa chân thực, khách quan vừa sinh động, thú vị.
Ví dụ
- Dựa trên câu chuyện có thật về người phụ nữ Nam Bộ anh hùng trong thời kì chống Mỹ cứu nước là chị Nguyễn Thị Út.
- Truyện có những sáng tạo trong việc lựa chọn chi tiết, sắp xếp sự việc, tình huống, sử dụng lời kể, miêu tả tâm lí nhân vật,...
- Cách giải thích nghĩa của từ
Đọc phần Kiến thức ngữ văn và trả lời các câu hỏi:
- Nghĩa của từ là gì?
- Có những cách nào để giải thích nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện tượng, khái niệm, cảm xúc,...) mà từ biểu thị.
- Nghĩa của từ nhiều nghĩa gồm nghĩa gốc (nghĩa cơ sở) và nghĩa chuyển (nghĩa phái sinh).
- Để xác định nghĩa cụ thể của một từ nhiều nghĩa cần dựa vào ngữ cảnh (hoàn cảnh giao tiếp và các từ ngữ xung quanh).
Soạn giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7: Kiến thức ngữ văn, GA powerpoint Ngữ văn 11 cd Bài 7: Kiến thức ngữ văn, giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7: Kiến thức ngữ văn
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác