Soạn giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 9: EU - một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của của EU trong nền kinh tế thế giới
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 11 Bài 9: EU - một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của của EU trong nền kinh tế thế giới - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
BÀI 9: EU – MỘT LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC LỚN. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực,
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét phân tích được số liệu, tư liệu.
- Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hoá và trình bày theo chủ đề
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Sử dụng các công cụ Địa lí học:
+ Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các nguồn tin cậy để phân tích được vị thế của EU, một số biểu hiện về hợp tác và liên kết của EU.
+ Đọc được bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... để xác định quy mô, tổ chức, vị thế của EU.
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm thông tin để cập nhật về địa lí của EU, về mục tiêu và hoạt động nổi bật của EU
- Phẩm chất
- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
- Ủng hộ các hoạt động hợp tác của Việt Nam và EU.
- Tôn trọng văn hoá và các thành tựu đạt được của EU.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số tranh ảnh/video về các hoạt động nổi bật của EU hiện nay.
- Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
- Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu: https://europeanunion.europa.eu/ index_en, https://data.worldbank.org...
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS tìm hiểu về liên minh châu Âu EU, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành bảng KWL:
K (Em đã biết gì về liên minh châu Âu EU) | W (Em muốn biết gì về liên minh châu Âu EU) | L (Em đã học được gì về liên minh châu Âu EU) |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Liên minh châu Âu (EU) được xem như là một tổ chức liên kết khu vực lớn, tương đối chặt chẽ và thống nhất; là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn hàng đầu thế giới; có vị thế ngày càng cao và vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Vậy EU có quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động như thế nào? EU có vị thế ra sao trong nền kinh tế thế giới?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: EU – Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động
- Mục tiêu:
- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
- Đọc được bản đồ, bảng số liệu... để xác định quy mô của EU.
- Nội dung: GV cho HS tìm hiểu quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU
- Sản phẩm học tập: Quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân kết hợp SGK, hãy nêu khái quát quy mô của EU. - GV đọc thông tin, yêu cầu HS nêu mục tiêu nào của EU. - GV đưa ra tình huống: Có một doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác với EU và gặp em để nhờ tư vấn về các cơ quan thể chế của EU. Em sẽ trình bày gì về các cơ quan thể chế của EU đề doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và hoạt động của từng cơ quan. - GV chia nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 4 – 5 HS. HS đọc SGK, lựa chọn thêm thông tin và viết ra giấy vai trò, nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan thể chế nhóm mình tìm hiểu. Các nhóm cùng nhiệm vụ trao đổi với nhau và thống nhất nội dung. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, tự viết ra 1 câu khái quát về quy mô của EU. - GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước các nội dung này; HS đưa ra thông tin, các HS khác trong lớp xác định thông tin đó thể hiện mục tiêu nào. - HS lắng nghe các thông tin và xác định mục tiêu - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV có thể giảng giải các khái niệm, thuật ngữ trong bài học. GV yêu cầu HS trình bày lại theo cách hiểu của mình, triển khai thành các ý cụ thể hơn hoặc lấy thêm các ví dụ.... Khi đó mới chứng tỏ HS đã xác định được mục tiêu và thể chế hoạt động của EU. - Về mục tiêu của EU, GV cần nhắc cho HS xác định mục tiêu theo Hiệp ước Li-xbon, là mục tiêu hiện nay của EU. Mục tiêu theo Hiệp ước Ma-xtrích là mục tiêu từ khi thành lập. - GV mở rộng kiến thức: https://www.youtube.com/watch?v=ZzTE-ZrOz9o Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - Một vài HS trình bày câu trả lời của mình. Các HS khác nhận xét. - GV mở rộng: + Tính đến năm 2019, EU có 28 quốc gia thành viên. Ngày 23-6-2016, nước Anh tiến hành trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi EU. Sau nhiều thoả thuận, nước Anh đã chính thức rời khỏi EU vào ngày 31-12-2020. Vì vậy, đến năm 2021. EU có 27 quốc gia thành viên. + Mục tiêu của EU được mở rộng trong Điều 3 của Hiệp ước Lít-xbon:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU - Quy mô: Năm 1993, với Hiệp ước Ma-xtrich, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). Tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 3,1 % diện tích và 5,7 % dân số thế giới - Mục tiêu: xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hoá, dịch vụ, con người, được tự do lưu thông giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc đẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới - Thể chế hoạt động: EU thiết lập một thể chế hoạt động gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Toà Kiểm toán châu Âu, Toà án Công lí EU. => Mọi vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị do các cơ quan đầu não này của EU quyết định. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác