Soạn giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NHẬT BẢN 

BÀI 22: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ, XÃ HỘI NHẬT BẢN 

  1. MỤC TIÊU 
  2. Kiến thức 

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội. 
  • Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội. 
  • Đọc được bản đồ, rút ra được các nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu. 
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, hợp tác cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
  • Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực, xác định nhiệm vụ, tìm kiếm, hệ thống hóa các thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 

Năng lực địa lí: 

  • Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội, phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội. 
  • Tìm hiểu Địa lí: đọc được bản đồ, rút ra được các nhận xét, phân tích số liệu, tư liệu, liên hệ thực tế, cập nhật thông tin. 
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập. 
  • Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về đặc điểm dân cư, dân tộc, xã hội một quốc gia. 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11 
  • Máy tính, máy chiếu. 
  • Video clip về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội Nhật Bản. 
  • Các bản đồ: Bản đồ tự nhiên Nhật Bản, Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị của Nhật Bản năm 2020. 
  • Bảng số liệu số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của Nhật Bản giai đoạn 1970 – 2020.
  • Tháp dân số Nhật Bản năm 2020. 
  • Một số tranh ảnh về thiên nhiên và con người đất nước Nhật Bản.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
  2. Mục tiêu: 

- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về Nhật Bản với bài học. 

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS. 

  1. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề đất nước Nhật Bản.  

 - GV yêu cầu HS dựa vào sự kiến thức cá nhân nêu hiểu biết về đất nước Nhật Bản. 

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc. 

- Câu trả lời của HS những hiểu biết về đất nước Nhật Bản 

  1. Tổ chức thực hiện: 

Nhiệm vụ 1: Trò chơi: Ô chữ bí mật. 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật – trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề đất nước Nhật Bản.  

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.

+  Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại. 

- GV lần lượt nêu câu hỏi: 

Câu 1 (6 chữ cái): Quốc phục của đất nước Nhật Bản có tên gọi là gì? 

Câu 2 (5 chữ cái): Hình ảnh dưới đây nói đến món ăn nổi tiếng nào? 

Câu 3 (6 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi nhắc đến nét nghệ thuật nào trong văn hóa Nhật? 

Câu 4 (4 chữ cái): Thủ đô của Nhật Bản có tên gọi là gì? 

Câu 5 (4 chữ cái): Đây là tên gọi của hồ nước ngọt lớn nhất Nhật Bản? 

Câu 6 (9 chữ cái): Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Nagasaki và …..

Câu 7 (7 chữ cái): Thiên tai thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản là gì?

Ô chữ chủ đề: Là một quốc gia nằm ở phía đông Châu Á, còn có tên gọi đặc biệt là “Xứ sở Phù Tang”. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 7 ô chữ hàng ngang và hàng dọc. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. 

Câu 1: Kimono. 

Câu 2: Sushi. 

Câu 3: Trà đạo. 

Câu 4: Tokyo. 

Câu 5: Biwa. 

Câu 6: Hiroshima. 

Câu 7: Động đất. 

Ô chữ chủ đề: Nhật Bản. 

Ô CHỮ BÍ MẬT 

 

K

I

M

O

N

O

 

S

U

S

H

I

 

T

R

A

D

A

O

 

T

O

K

Y

O

 

B

I

W

A

H

I

R

O

S

H

I

M

A

 

Đ

O

N

G

D

A

T

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết về đất nước Nhật Bản. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập 

- HS liên hệ trực tiếp, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về đất nước Nhật Bản 

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập. 

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhật Bản còn được biết đến với những tên gọi như “xứ sở hoa anh đào”, “đất nước mặt trời mọc”, “xứ Phù Tang”. Nhật Bản điểm đến nổi tiếng trên thế giới với nền văn hóa đậm bản sắc và ẩm thực độc đáo. Đồng thời đây là một quốc gia nổi tiếng với nếp sống tối giản và con người đều mang tính kỉ luật và cần mẫn. 

Núi Phú Sĩ                                            Hoa anh đào 

                  Tinh thần võ sĩ Samurai                   Setsubun lễ hội lớn của Nhật Bản

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở khu vực Đông Á. Đất nước này có ít tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai (núi lửa, động đất, sóng thần, bão…), số dân đông, cơ cấu dân số già…Những đặc điểm đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản. 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vị trí địa lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.  
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 22.1, mục Em có biết thông tin trong mục I SGK tr. 102 - 103 và trả lời câu hỏi: 

- Xác định bốn đảo lớn của Nhật Bản trên bản đồ. 

- Trình bày vị trí địa lí của Nhật Bản. 

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm và ảnh hưởng của vị trí địa lí của Nhật Bản và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 22.1 SGK tr. 103 và thực hiện nhiệm vụ (đính kèm phía dưới Hoạt động 1): Xác định bốn đảo lớn của Nhật Bản trên bản đồ.  

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr. 115 và trả lời câu hỏi: 

+ Trình bày vị trí địa lí của Nhật Bản. 

+ Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, có liên quan đến vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). 

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr. 102: Thiên tai Nhật Bản.

  
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm và ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.  

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Diện tích lãnh thổ của Nhật Bản hiện nay đứng vị trí 61 trên thế giới. Với hình dáng lãnh thổ giống như con cá ngựa 4 mặt đều giáp biển khác biệt hoàn toàn với các quốc gia khác. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Vị trí địa lí 

- Đặc điểm vị trí:

+ Là một quốc đảo, nằm ở phía Đông châu Á. 

+ Lãnh thổ bao gồm hàng nghìn đảo trong đó có bốn đảo lớn nhất: 

  • Đảo Hô – cai – đô. 
  • Đảo Hôn – su. 
  • Đảo Xi – cô – ư. 
  • Đảo Kiu – xiu 

+ Tiếp giáp: 

  • Phía Đông và phía Nam: tiếp giáp Thái Bình Dương. 
  • Phía Tây: giáp biển Nhật Bản. 
  • Phía Bắc: giáp biển Ô – khốt. 

+ Nằm rong khu vực kinh tế phát triển năng động. 

- Ảnh hưởng phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội:

+ Thuận lợi: 

  • Phát triển giao thương quốc tế, mở rộng mối liên kết, hợp tác kinh tế. 
  • Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 

+ Khó khăn: 

  • Tác động của nhiều thiên tai.

→ Ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. 

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN VỊ TRÍ ĐỊA LÍ NHẬT BẢN 

                         

Vị trí của Nhật Bản (màu xanh)                          Ví trí bốn đảo lớn của Nhật Bản 

                        Đảo Hon – shu                          Đảo Hokkaido – điều thần kỳ ở Nhật Bản

Đảo Kyushu                                      Đảo Shikoku

Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. 
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 22.1, thông tin mục II SGK tr.104 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: 

- Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản. 

- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. 

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Hình 22.1 thông tin mục II SGK tr.104 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: 

+ Nhóm 1, 2: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của địa hình và đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản 

+ Nhóm 3, 4: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của khí hậu và sông, hồ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản 

+ Nhóm 5, 6: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của sinh vật, khoáng sản và biển đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Nhật Bản.    

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Dựa vào Hình 22.1, thông tin mục II. SGK tr. 104, hoàn thành thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản vào bảng sau: 

ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN

 TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN 

THIÊN NHIÊN CỦA NHẬT BẢN  

Thành phần tự nhiên

Đặc điểm 

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

1. Địa hình và đất 

  

2. Khí hậu

  

3. Sông hồ

  

4. Biển

  

5. Sinh vật 

  

6. Khoáng sản 

  

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh liên quan đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi phần trình bày của mình ra giấy nháp trong vòng 8 phút. 

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân,  HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản không đa dạng và phong phú bằng các nước trong Châu Á đồng thời chịu nhiều thiên tai ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng bằng sự quyết tâm, áp dụng những phát minh trí tuệ nhân tạo mà Nhật Bản vẫn là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. 

 

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN 

THIÊN NHIÊN CỦA NHẬT BẢN 

             Núi Phú Sĩ – biểu tượng nước Nhật                                                 Sông Tone 

                               Hồ Biwa                                            Suối nước nóng Ha – ko - ne

                   Vườn quốc gia Nic – cô                Vườn quốc gia Y – ô – si – nô Cu – ma - nô

           Khí hậu Nhật Bản phân hóa đa dạng                     Cảng biển Y – ô – cô – ha - ma 

Video: https://www.youtube.com/watch?v=1yBFFp5fHoQ


KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…….

Dựa vào Hình 22.1, thông tin mục II. SGK tr. 104, hoàn thành thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản vào bảng sau: 

ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CỦA NHẬT BẢN  

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 

Đặc điểm 

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

1. Địa hình và đất đai

- Địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ. 

- Nhiều núi lửa. 

- Phần lớn núi có độ cao trung bình. 

- Các đồng bằng nằm ven biển, nhỏ và hẹp. 

- Nhiều loại đất: đất pốt dôn, đất nâu, đất đỏ. 

- Thuận lợi: phát triển trồng cây lương thực. 

- Khó khăn:

+ Khó khăn phát triển giao thông.

+ Ảnh hưởng của thiên tai: động đất, sóng thần…

+ Diện tích đất canh tác hạn chế.  

2. Khí hậu

- Nhật Bản nằm trong khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa. 

- Nhật Bản có mưa nhiều.   

- Thuận lợi: phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, vật nuôi mùa vụ, loại hình du lịch. 

3. Sông, hồ

- Mạng lưới sông ngòi khá dày, ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. 

- Có nhiều thác nước và suối nước nóng.  

- Thuận lợi: giá trị về thủy điện và cung cấp nước. 

- Khó khăn: 

+ Hạn chế giao thông. 

+ Nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa. 

4. Biển

- Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, ăn sâu vào đất liền tạo thành vũng vịnh rộng. 

- Giàu hải sản. 

- Nhiều ngư trường lớn với nhiều loài cá như: cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích.  

- Thuận lợi: 

+ Lí tưởng xây dựng cảng biển. 

+ Phát triển ngành đánh cá. 

5. Sinh vật 

- Nhiều loại rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng…

- Nhiều vườn quốc gia có giá trị nổi bật về thiên nhiên.    

- Thuận lợi: Phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch.   

6. Khoáng sản

- Nghèo khoáng sản, trữ lượng nhỏ.   

- Khó khăn phát triển kinh tế.  

 

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 22 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản, Tải giáo án trọn bộ Địa lí 11 cánh diều, Giáo án word Địa lí 11 cánh diều Bài 22 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU