Soạn giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên bang Nga
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 11 Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên bang Nga - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
LIÊN BANG NGA
BÀI 19: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI LIÊN BANG NGA
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu, tháp tuổi.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, xây dựng bài, hợp tác cùng thực thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm các thông tin, đưa ra những nhận định phù hợp với nội dung bài học.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: hình thành tư duy độc lập, biết đặt các câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận các thông tin một chiều.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Tìm hiểu địa lí: phân tích tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
- Sử dụng công cụ Địa lí học: đọc bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích số liệu, tư liệu, tháp tuổi.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập.
- Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc, quý trọng tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ hành chính thế giới.
- Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị của Liên bang Nga năm 2020.
- Tháp dân số Liên bang Nga năm 2020.
- Số liệu liên quan đến dân số Liên bang Nga.
- Tranh ảnh, video clip liên quan đến vấn đề tự nhiên, dân cư, xã hội của Liên bang Nga.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Học sinh chia sẻ những hiểu biết cá nhân về Liên bang Nga, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
- Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến Liên bang Nga.
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cá nhân nêu những hiểu biết về đất nước Liên bang Nga.
- Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS về 5 ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc.
- Câu trả lời của HS về những hiểu biết cá nhân về đất nước Liên bang Nga.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ô chữ bí mật
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật – trả lời các câu hỏi liên quan đến đất nước Liên bang Nga tìm ra ô chữ bí mật.
- GV phổ biến luật trò chơi:
+ Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.
+ Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.
- GV lần lượt nêu câu hỏi:
Câu 1 (7 chữ cái): Câu nói nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi” là câu nói truyền cảm hứng của nhân vật nào?
Câu 2 (9 chữ cái): Hình ảnh dưới đây nói đến loài cây nổi tiếng vào mùa thu?
Câu 3 (7 chữ cái): Tác giả của bài thơ nổi tiếng “Tôi yêu em” là ai?
Câu 4: (11 chữ cái): Người đầu tiên trong lịch sử nhân loại bay vào vũ trụ?
Câu 5 (9 chữ cái): Hình ảnh dưới đây nói đến loại hình vũ kịch nào?
Ô chữ bí mật: Quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 5 ô chữ hàng ngang và hàng dọc.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
Câu 1: V. I. Lenin
Câu 2: Bạch dương.
Câu 3: Pushkin
Câu 4: Yuri Gagarin.
Câu 5: Múa ballet.
Ô chữ chủ đề: L. B. Nga
Ô CHỮ BÍ MẬT
V | I | L | E | N | I | N | ||||||||||||||||||
B | Ạ | C | H | D | Ư | Ơ | N | G | ||||||||||||||||
p | U | S | H | K | I | N | ||||||||||||||||||
Y | U | R | I | G | A | G | A | R | I | N | ||||||||||||||
M | Ú | A | B | A | L | L | E | T |
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết về đất nước Liên bang Nga.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ trực tiếp, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về đất nước Liên bang Nga
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ: Liên Bang Nga là một đất nước đẹp còn được biết đến cái tên “xứ sở Bạch Dương”nổi tiếng với nền văn hóa phong phú, độc đáo cùng với sự đóng góp cho nhân loại những kiến trúc, văn học nổi tiếng.
Quảng trường Đỏ Cung điện mùa đông
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Liên bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên giàu có. Đất nước có tiềm lực lớn về khoa học kĩ thuật, nhiều dân tộc và nền văn hóa đa dạng…Những đặc điểm đó có tác dụng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 19: Vị trị địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên bang Nga.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Liên bang Nga đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 19.1, mục Em có biết, thông tin trong mục I SGK tr.88 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Liên bang Nga.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Liên bang Nga; phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 19.1, thông tin trong mục I SGK tr. 88 - 89 và trả lời câu hỏi (đính kèm phía dưới Hoạt động 1): + Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Liên bang Nga. + Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh có liên quan đến vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Liên bang Nga: Vị trí của Liên bang Nga trên thế giới (màu đỏ). Bản đồ vị trí tiếp giáp của Liên bang Nga - GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biếtc SGK tr.88: Liên bang Nga nằm trên 11 múi giờ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Liên bang Nga; phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Liên bang Nga gọi tắt là Nga – một quốc gia nằm ở phía Bắc lục địa Á – Âu. Đây là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới và tiếp giáp với gần 14 nước khác. Chính những điều kiện lãnh thổ rộng lớn là điều kiện giúp Nga có tầm ảnh hưởng trên thế giới đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. - Đặc điểm vị trí: + Diện tích khoảng 17 triệu km² (lớn nhất thế giới). + Trải dài trên 11 múi giờ. + Nằm ở hai châu lục (cả châu Âu và châu Á). + Lãnh thổ gồm:
+ Liên bang Nga giáp nhiều quốc gia (Na Uy, Phần lan, Mông Cổ, Trung Quốc, Ba Lan..) + Giáp với các biển: Ca – xpi, biển Đen, biển Ban – tích, thông ra hai đại dương Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. - Ảnh hưởng phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội: + Lãnh thổ rộng lớn. → Thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú. + Giáp nhiều quốc gia, biển. → Thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế, xã hội. + Lãnh thổ rộng lớn. → Quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng các khu vực. | ||||
Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Phân tích được ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 19.1, mục Em có biết, thông tin mục II SGK tr.89 - 91 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:
- Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga.
- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga.
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Hình 19.1, thông tin mục II SGK tr.89 - 91 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 2): + Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình và đất đai. + Nhóm 2: Tìm hiểu về khí hậu. + Nhóm 3: Tìm hiểu về sông, hồ. + Nhóm 4: Tìm hiểu về biển. + Nhóm 5: Tìm hiểu về sinh vật. + Nhóm 6: Tìm hiểu về khoáng sản.
- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh liên quan đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.91: Tài nguyên khoáng sản Liên bang Nga. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi phần trình bày của mình ra giấy nháp trong vòng 8 phút. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga phong phú và đa dạng. Tuy nhiên Liên bang Nga vẫn còn tồn tại những mặt thách thức riêng trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên do những yếu tố địa hình, thời tiết của quốc gia này. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. | ||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA LIÊN BANG NGA Sông Yenisei Đồng bằng Tây Xi - bia Dãy núi U – ran Dãy núi Véc – khôi - an Rừng Taiga ở Nga Sông Lê – na | |||||||||||||||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm:…… Dựa vào hình 19.1, thông tin mục II SGK tr. 89 - 91, hãy hoàn thành thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga vào bảng sau: ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA LIÊN BANG NGA
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác