Soạn giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 23: KINH TẾ NHẬT BẢN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
  • Trình bày được sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế, so sánh được các vùng kinh tế theo những đặc điểm nổi bật.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu.
  • Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, hợp tác cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực, xác định nhiệm vụ; tìm kiếm, hệ thống hóa các thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức nhận thức khoa học địa lí: Trình bày sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế; so sánh được các vùng kinh tế theo những đặc điểm nổi bật; giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
  • Tìm hiểu địa lí: Đọc được bản đồ, rút ra được nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu; liên hệ thực tế, cập nhật thông tin; vẽ được biểu đồ, nhận xét.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tích cực tìm tỏi, sáng tạo trong học tập.
  • Yêu nước, trách nhiệm: Từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, liên hệ với tình hình phát triển kinh tế đất nước, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong học tập, rèn luyện và cống hiến.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Video clip về kinh tế Nhật Bản.
  • Các bản đồ: Bản đồ phân bố một số trung tâm công nghiệp và ngành công nghiệp của Nhật Bản năm 2020; Bản đồ phân bố nông nghiệp của Nhật Bản năm 2020.
  • Các bảng số liệu: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2020; Cơ cấu GDP của Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2020; Trị giá xuất khẩu; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020; Sản lượng lúa gạo và thịt bò của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020.
  • Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế Nhật Bản và phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Địa lí 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về kinh tế Nhật Bản.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan một số sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản.

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về trò chơi: Ai nhanh hơn.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn – trả lời các câu hỏi liên quan đến một số sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản.  

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ có “1 phút vàng” tiếp sức lên bảng ghi tên các thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản

+  Mỗi một tên thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản sẽ được cộng 10 điểm. Cuối trò chơi đội nào tìm được nhiều nhất sẽ được thưởng phần quà bí mật. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và chơi trò chơi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình.  

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và gợi ý một số thương hiệu, sản phẩm nổi bật: Nhật Bản được biết đến với một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ không kém các cường quốc như Hoa Kỳ, Anh… Nhật Bản là cái nôi xuất khẩu ra nhiều thương hiệu nổi tiếng và ngày nay những thương hiệu, sản phẩm đó đều phổ biến trên thị trường thế giới và nhận được sự ưa chuộng của người tiêu dùng.

      Thương hiệu quần áo Uniqlo nổi tiếng        MUJI nổi tiếng với sự tối giản

      Tập đoàn xe Toyota nổi tiếng                   Tập đoàn công nghiệp Yamaha

Tập đoàn Sony chuyên sản phẩm điện tử tiêu dùng

-  GV dẫn dắt HS vào bài học: Nền kinh tế Nhật Bản phát triển qua nhiều giai đoạn với tốc độ tăng trưởng khác nhau; là nền kinh tế có kĩ thuật, công nghệ và mức độ công nghiệp hóa cao. Vậy nguyên nhân nào đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản? Các ngành kinh tế ở Nhật Bản phát triển và phân bố như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 23: Kinh tế Nhật Bản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 23.1, Bảng 23.2, thông tin trong mục I SGK tr. 108, 109 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

- Giải thích tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản và chuẩn kiến thức GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản có sự phát triển thần kỳ về mặt kinh tế.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 23.1, 23.2, thông tin trong mục I  SGK tr.108 - 109 và trả lời câu hỏi (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1):

+ Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

+ Giải thích tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

- GV trình chiếu thêm cho HS về hình ảnh liên quan đến tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản (Đính kèm ảnh phái dưới Hoạt động 1).

  
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, bảng, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2  nhóm HS trình bày kết quả thảo luận tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.

- GV yêu cầu các  1 – 2 nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản là bài học dành cho các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước hiện nay.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tình hình phát triển kinh tế.

- Qúa trình phát triển kinh tế Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn:

Nền kinh tế của Nhật Bản có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.

+ Từ năm 1955: kinh tế phát triển với tốc độ cao, bình quân 10%/năm.

+ Năm 1968: kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Nền kinh tế Nhật Bản chịu tác động của nhiều cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ (1970), “bong bóng kinh tế” (1991), khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007 – 2008).

+ Năm 2008: kinh tế Nhật Bản chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh,  cạnh tranh kinh tế, thiếu lao động…. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản thiếu ổn định có xu hướng giảm.

+ Nhật Bản hiện nay vẫn là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

- Cơ cấu kinh tế:

+ GDP của Nhật Bản đạt 5 040 tỉ USD, chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020).

+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Nhật Bản và chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Chiến lược phát triển kinh tế Nhật Bản:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Con người và truyền thống văn hóa là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản, xã hội Nhật Bản, Tải giáo án trọn bộ Địa lí 11 cánh diều, Giáo án word Địa lí 11 cánh diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU