Soạn giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 12: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 11 Bài 12: Hiệp hội các nước Đông Nam Á - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

  1. MỤC TIÊU 
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN, cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá.
  • Phân tích được các thành tựu và thách thức của ASEAN.
  • Chứng minh được sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
  • Khai thác, chọn lọc, hệ thống hoả được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực ASEAN.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

 

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí: 

  • Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11, 
  • Phiếu học tập, 
  • Bản đồ các quốc gia khu vực Đông Nam Á, 
  • Máy tính, máy chiếu. 
  • Một số tranh ảnh/video về một số hợp tác trong khu vực Đông Nam Á 
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã biết (hoặc muốn biết) về ASEAN.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. 
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết: Đây là biểu tượng của hiệp hội nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức khu vực này có mục tiêu, cơ chế hoạt động và sự hợp tác như thế nào? Việt Nam có vai trò như thế nào trong tổ chức này?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Mục tiêu của ASEAN

  1. Mục tiêu: HS nêu được mục tiêu của ASEAN
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu mục tiêu của ASEAN
  3. Sản phẩm học tập: Mục tiêu của ASEAN
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy:

+ Trình bày mục tiêu của ASEAN.

+ So sánh mục tiêu của ASEAN à EU.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

1. Giống nhau: Cả hai tổ chức đều thúc đẩy hợp tác trên mọi mặt, hướng đến mục tiêu chung là một khu vực hoà bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển.

2. Khác nhau:

ASEAN

EU

- ASEAN gồm các nước có nền kinh tế đang phát triển, đời sống xã hội có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước thành viên nên các mục tiêu hướng tới:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội nhằm tạo đà cho sự phát triển.

- Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.

Ngoài ra, vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông vẫn tồn tại nên mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự hoà bình và ổn định trong khu vực hơn EU.

- EU gồm các nước có nền kinh tế phát triển, ít có sự chênh lệch về đời sống xã hội giữa các nước thành viên nên các mục tiêu hướng tới:

- Thúc đẩy tự do lưu thông để xây dựng một thị trường thống nhất.

- Đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên


- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

- GV mở rộng kiến thức:

+ Sau năm 1967, ASEAN tiếp tục kết nạp thêm các thành viên khác là: Bru-nây (năm 1984). Việt Nam (năm 1995), Lào và Mi-an-ma (năm 1997). Cam-pu-chia (năm 1999). Tính đến năm 2020, đã có 10/11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN. Ngày 11-11-2022, ASEAN đã nhất trí về nguyên tác để kết nạp Ti-mo Lét-xtê là thành viên thứ 11 của hiệp hội.

+ Mục tiêu chính của ASEAN trong Tuyên bố Băng Cốc năm 1967:

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá trong khu vực,
  • Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực. 
  • Thúc đẩy cộng tác giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật và hành chính để nâng cao mức sống của người dân.
  • Hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Mục tiêu của ASEAN

- Duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định, hướng tới hoà bình trong khu vực. 

- Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác. 

- Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá xã hội. 

- Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân trong khu vực. 

- Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hoá, 

- Hướng tới một ASEAN hoà bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 12 Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Tải giáo án trọn bộ Địa lí 11 cánh diều, Giáo án word Địa lí 11 cánh diều Bài 12 Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU