Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CTST bài 5: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Soạn chi tiết đầy đủ bài 5: Ôn tập thực hành tiếng Việt giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về điển tích, điển cố.
- Luyện tập theo kiến thức tiếng việt điển tích, điển cố.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết được điển tích, điển cố và phân tích được tác dụng của chúng.
3. Phẩm chất
- Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm và vận dụng trong tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
b. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV đưa câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS thực hiện.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Hãy sưu tầm một số câu thơ có sử dụng điển tích, điển cố. Chỉ ra điển tích điển cố đó.
“Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước lạnh trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…”
(Nguyệt cầm – Xuân Diệu)
Đầu lòng hai ả tố nga ,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Là thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.
- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.
- GV quan sát và gợi mở.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, gợi mở:
- GV dẫn dắt vào nội dung mới: Trong văn học việc sử dụng điển cố, điển tích là điều vô cùng dễ gặp. Hầu hết các tác giả sử dụng điển cố, điển tích để thể hiện dụng ý nghệ thuật của mình. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại kiến thức điển tích, điển cố.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Thực hành tiếng Việt – điển tích, điển cố (Khái niệm, đặc điểm, cách sử dụng và làm bài tập luyện tập).
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiển thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức điển tích, điển cố Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân. - GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi ôn tập: + Điển tích, điển cố là gì? + Tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong sáng tác văn chương là gì? + Có thể nhận biết điển tích, điển cố bằng cách nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện hai nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nội dung mới. | I. Lí thuyết Điển tích, điển cố 1. Khái niệm và đặc điểm - Điển tích, điển cố là câu chuyện, sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong văn bản của các tác giả đời sau. 2. Tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong sáng tác văn chương - Với tính chất mẫu mực, giàu ý nghĩa, các tác giả thường sử dụng điển tích, điển cố để gia tăng tính hàm súc, uyên bác, trang nhã, gợi liên tưởng phong phú cho người đọc. 3. Các nhận biết điển tích, điển cố - Một điển tích, điển cố xuất hiện trong văn bản chỉ là từ ngữ. Nhưng đằng sau từ ngữ là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó. - Điển tích, điển cố chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc từ văn học cổ trong nước, cũng có một số xuất phát từ văn học Châu Âu…
|
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 5: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 CTST, soạn giáo án dạy thêm bài 5: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác