Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CTST bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP VĂN BẢN: NGỌ MÔN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Ôn tập những kiến thức về phương tiện phi ngôn ngữ và văn bản Ngọ Môn.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản.
- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại văn bản Ngọ Môn.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Ngọ Môn.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
- Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Năng lực nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.
- Năng lực phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
- Về phẩm chất
- Trân trọng, yêu quý, có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.
- Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân theo dõi đoạn video Ngọ Môn - Nơi giao thoa giữa đế quyền và muôn dân xã tắc và nêu cảm nhận.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS theo dõi video Ngọ Môn - Nơi giao thoa giữa đế quyền và muôn dân xã tắc và chia sẻ cảm nhận về Ngọ Môn.
- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=qtcFPgKC1s4
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế. Hiện nay là một trong những di tích kiến trúc thời Nguyễn trong quần thể di tích cố đô Huế. Ngọ Môn - có nghĩa là “cổng tý ngọ” - hướng về phía nam. Hướng gắn liền với quan niệm “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Thiên tử phải quay về hướng Nam để cai trị thiên hạ).
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngọ Môn là hình ảnh gắn liền với đất cố đô Huế, mặc nhiên là như vậy. Đó là một kiến trúc đặc sắc có giá trị trên nhiều phương diện. Cùng với cầu Trường Tiền, Kỳ Đài, tháp chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn là hình ảnh tiêu biểu nhất mang tính biểu tượng của thành phố Huế, của quần thể di tích cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới. Hãy cùng ôn tập lại bài học Ngọ Môn.
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngọ Môn, nhận diện và phân tích thông tin được trình bày trong văn bản.
- Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Ngọ Môn.
- Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử và xuất xứ văn bản “Ngọ Môn”. + Trình bày bố cục của văn bản “Ngọ Môn”. + Thông tin trong văn bản được trình bày như thế nào? + Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản như thế nào? Nêu tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ. + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ngọ Môn”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
| Nhắc lại kiến thức
a. Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử - Khái niệm: Thuộc loại văn bản thông tin, cung cấp cho người đọc thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. - Cấu trúc: 3 phần + Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. + Phần nội dung: Giới thiệu có hệ thống những phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. + Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử trong đời sống văn hóa, tinh thần của con người; có thể bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết. - Đặc điểm hình thức: Có thể sử dụng các đề mục để làm nổi bật thông tin chính; một số từ ngữ chuyên ngành; từ ngữ giàu giá trị biểu cảm… - Cách trình bày thông tin: Thường được trình bày theo trình tự thời gian, không gian, cách phân loại đối tượng… b. Xuất xứ văn bản “Ngọ Môn” - Trích trong Huế - di tích lịch sử - văn hóa – danh thắng, NXB Chính trị quốc gia, 1997.
+ Title + Phần 1 (Từ Ngọ Môn là cổng chính đến ngày 30/8/1945): Giới thiệu khái quát về Ngọ Môn. + Phần 2 (Tiếp đến có tính mũ thuật cao): Đặc điểm kiến trúc và nét riêng trong cách trang trí. + Phần 3 (Còn lại): Nhận xét khái quát về Ngọ Môn.
Văn bản trình bày theo các đối tượng được phân loại: - Giới thiệu tổng quan: Ngọ Môn là công trình kiến trúc triều Nguyễn hội tụ nhiều giá trị độc đáo. Vì vậy, từ lâu, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử khác, Ngọ Môn đã được xem là hình ảnh tiêu biểu cho cố đô Huế. - Khái quát về các đối tượng được phân loại: + Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn:
+ Nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn:
- Giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể: + Hệ thống nền đài + Hệ thống lầu Ngũ Phụng + Trang trí lan can… => Tác dụng: Làm cho văn bản một cách mạch lạc rõ ràng, đầy đủ thông tin, người đọc dễ hiểu về di tích lịch sử.
Hình 1: Ngọ Môn Hình 2: Một góc nền đài và lầu Ngũ Phụng => Tác dụng: Cung cấp hình ảnh một cách trực qua, làm người đọc dễ hình dung hơn về di tích Ngọ Môn.
- Cung cấp thông tin cho người đọc về Ngọ Môn – một di tích lịch sử ấn tượng của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung: vị trí, lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc và nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn. - Cho thấy giá trị lịch sử, văn hóa mà Ngọ Môn đang có và khẳng định Ngọ Môn là một công trình ấn tượng và đặc sắc nhất đối với mỗi người Việt.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, logic. - Ngôn từ dễ hiểu, đơn giản. - Sử dụng hệ thống phương tiện phi ngôn ngữ có hiệu quả cao trong việc truyền đạt nội dung văn bản. - Cách trình bày văn bản: Văn bản trình bày theo các đối tượng được phân loại. |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc) dạy thêm Ngữ văn 9 CTST, soạn giáo án dạy thêm bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc) Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác