Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CTST bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 2: GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

ÔN TẬP VĂN BẢN: VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI “THƯƠNG VỢ”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  •  Ôn tập những kiến thức về tác giả Chu Văn Sơn và văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
  •  Phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.

  1. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.
  • Năng lực phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Trân trọng cuộc sống và hiểu được sự liên kết giữa cuộc sống với văn chương.
  • Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
  1.  PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  1.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân chia sẻ ấn tượng của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn ấn tượng của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Hình ảnh “Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương khắc họa rất rõ nét hình ảnh một người phụ nữ trung đại, sống dưới sự áp đặt của xã hội phong kiến, chịu nhiều tổn thương. Nhưng đồng thời, người phụ nữ hiện lên cũng rất đẹp đẽ với những đức tính từ bao đời nay, đó là tấm lòng yêu thương chồng con vô bờ cùng đức hi sinh, sự nhẫn nại cao cả.

GV dẫn dắt vào bài học mới: Có thể thấy, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn chương khá nhiều và trở thành một biểu tượng tiêu biểu trong văn học. Tuy nhiên để viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của chính người chồng thì rất hiếm. Điều đó được thể hiện qua bài thơ “Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương. Và để hiểu rõ hơn về hình tượng bà Tú, hãy cùng ôn tập lại bài học Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản. 
  2. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.

-------------------

………….Còn tiếp …………..


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 2: Về hình tượng bà Tú trong dạy thêm Ngữ văn 9 CTST, soạn giáo án dạy thêm bài 2: Về hình tượng bà Tú trong Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác