Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CTST bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt

Soạn chi tiết đầy đủ bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ, ĐIỆP THANH, ĐIỆP VẦN: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: Đặc điểm và tác dụng.
  • Luyện tập về Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: Đặc điểm và tác dụng.

2. Năng lực

Năng lực chung

  •  Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  •  Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  •  Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.
  • Sử dụng được những biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần vào việc tạo lập văn bản. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia nhóm để tham gia trò chơi điền vào chỗ trống.

c. Sản phẩm: Câu trả lời các câu đố của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS điền từ phù hợp vào các chỗ trống:

+ Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ … một vần.

+ Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi

+ Thẳng thắn thật thà thường thua thiệt

Lọc lừa lại lên lương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và cùng tham gia giải các câu đố.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày đáp án trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Đáp án

+ Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

+ Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

+ Thẳng thắn thật thà thường thua thiệt

Lọc lừa lươn lẹo lại lên lương.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú, đẹp đẽ và đặc biệt giàu tính nhạc. Điều đó được thể hiện rõ nét thông qua hệ thống biện pháp tu từ phong phú. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức về Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: Đặc điểm và tác dụng.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: Đặc điểm và tác dụng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: Đặc điểm và tác dụng.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: Đặc điểm và tác dụng và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần và trả lời câu hỏi:

- Trình bày đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ.

- Trình bày đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Trình bày đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ.

+ Trình bày đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

  1. Củng cố kiến thức về biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần
  2. Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ
  • Chơi chữ là biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản. 
  • Chơi chữ có thể dựa trên hiện tượng đồng âm, lối nói gần âm, cách điệp âm, lối nói lái, lối tách từ… 
  • Biện pháp tu từ này thường được sử dụng trong sáng tác văn chương (đặc biệt là trong thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hằng ngày.

Ví dụ:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

(Ca dao)

Sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (lợi1 – “lợi ích” và lợi2 – “phần thịt bao quanh chân răng”) với mục đích tạo ra sắc thái hài hước, dí dỏm, làm tăng sức hấp dẫn cho bài ca dao.

  1. Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần
  • Biện pháp tu từ điệp thanh
  • Là biện pháp tu từ lặp lại thanh điệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc).
  • Nhằm mục đích tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho văn bản.

Ví dụ: 

Khí trời quanh tôi làm bằng tơ.

Khí trời quanh tôi làm bằng thơ.

(Xuân Diệu, Nhị hồ)

Việc sử dụng sáu thanh bằng liên tiếp trong mỗi dòng thơ gợi ra một không gian rất nhẹ và rất thơ. Trong trường hợp này, biện pháp điệp thanh giúp tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho sự diễn đạt, đồng thời góp phần làm nên nhạc tính cho đoạn thơ.

  • Biện pháp tu từ điệp vần
  • Là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau.
  • Nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản.

Ví dụ:

Lá bàng đang đỏ ngọn cây

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời

(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)

+ Việc lặp lại các âm tiết có vần “ang” góp phần quan trọng làm nên nhạc tính cho hai dòng thơ.

+ Gợi cho người đọc hình dung về một không gian rộng lớn, khoáng đạt.

  1. Lưu ý

a. Biện pháp tu từ chơi chữ

- Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)

+ Dùng cách điệp âm

+ Dùng lối nói lái.

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố…

b. Biện pháp điệp thanh, điệp vần

- Mỗi một sự diễn đạt thông thường không phải chỉ có một biện pháp tu từ được vận dụng, mà có thể được phối hợp nhiều biện pháp tu từ với nhau (có thể vừa điệp âm, điệp vần và điệp thanh). 

- Khi khai thác hiệu quả gợi cảm của các quy tắc diễn đạt cần phải luôn luôn gắn với một văn cảnh cụ thể.

-------------------

………….Còn tiếp …………..


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 CTST, soạn giáo án dạy thêm bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác