Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CTST bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Ôn tập những kiến thức về tác giả Hoài Thanh và văn bản Ý nghĩa văn chương.
- Phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng Ý nghĩa văn chương.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Ý nghĩa văn chương.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
- Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Năng lực phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.
- Năng lực phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
- Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
- Về phẩm chất
- Trân trọng cuộc sống và hiểu được sự liên kết giữa cuộc sống với văn chương.
- Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
- PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
- KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân chia sẻ suy nghĩ của bản thân về văn chương.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ suy nghĩ của em với các bạn về văn chương.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Văn học là tấm gương phản ánh đời sống. Văn chương bởi con người, cho con người và vì con người. Văn chương giúp con người nhìn nhận được vẻ đẹp nghệ thuật của ngôn từ, thông qua đó thể hiện vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn con người, phản ánh đời sống nội tâm phong phú của con người.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Văn chương là cầu nối giữa cuộc sống và trí tưởng tượng, mang đến sự phong phú và độc đáo cho thế giới tinh thần của con người. Với nguồn gốc từ lòng thương người và lòng vị tha, văn chương không chỉ phản ánh đa dạng cuộc sống mà còn sáng tạo ra sự sống. Hãy cùng ôn tập lại bài học Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh).
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Ý nghĩa văn chương, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản.
- Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Ý nghĩa văn chương.
- Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Hoài Thanh và văn bản Ý nghĩa văn chương. + Trình bày bố cục của văn bản Ý nghĩa văn chương. + Hãy thể hiện mối quan hệ giữa luận đề với các luận điểm và bằng chứng trong văn bản. + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Ý nghĩa văn chương.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
| Nhắc lại kiến thức
+ Luận điểm 1.1: Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. (Bằng chứng: Những cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp mà bình sinh do mưu sinh con người bỏ lỡ.) + Luận điểm 1.2: Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. (Bằng chứng:
Bằng chứng: Những ví dụ để chứng minh rằng phần nhiều những tình cảm, những cảm giác của người thời bấy giờ đều do một ít người xưa có thiên tài sáng tạo ra và truyền lại.
Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
|
- Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) dạy thêm Ngữ văn 9 CTST, soạn giáo án dạy thêm bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác