Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 KNTT bài 3: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Soạn chi tiết đầy đủ bài 3: Ôn tập thực hành tiếng Việt giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI LOGIC, LỖI CÂU MƠ HỒ VÀ CÁCH SỬA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Củng cố kiến thức về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa.
Luyện tập về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết được lỗi logic và lỗi câu mơ hồ, biết cách sửa lỗi và rút kinh nghiệm.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, có ý thức làm bài và hoàn thành bài đầy đủ.
Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12;
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà;
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa.
- Hình thức: cá nhân
- Thời gian: 3 phút.
Em đã biết gì về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ? | Em có gì chưa hiểu về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ? | Em muốn biết thêm điều gì về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ? |
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa để có thể hạn chế mắc lỗi diễn đạt và sử dụng từ ngữ trong quá trình tạo lập văn bản nhé.
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức sơ giản về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về lỗi logic, lỗi mơ hồ và cách sửa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Củng cố kiến thức sơ giản về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa 1. Lỗi logic - Có sự mâu thuẫn giữa các ý trong câu. => Cách sửa: Lược bỏ một trong hai ý. - Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng. => Cách sửa: Quy các vế về cùng một bình diện. - Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng. => Cách sửa: Phân chia cấp độ rành mạch cho các đối tượng được nhắc tới. 2. Lỗi câu mơ hồ - Lỗi câu mơ hồ là câu khiến người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau. => Cách sửa: + Xác định được ý cần biểu đạt. + Đọc lại câu để biết cần sắp xếp lại trật tự thành phần câu như thế nào hoặc thêm từ ngữ, dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt tường minh ý đã xác định. |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức, giáo án bài 3: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 12 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 3: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác