Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 KNTT bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Soạn chi tiết đầy đủ bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Củng cố kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ trong thơ.
Luyện tập về một số biện pháp tu từ trong thơ.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Vận dụng được kiến thức về một số biện pháp tu từ đã học để phân tích, đánh giá tác dụng của các biện pháp tu từ trong một bài thơ.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào tạo lập văn bản.
Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12;
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà;
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về tác dụng một số biện pháp tu từ trong thơ.
- Hình thức: cá nhân
- Thời gian: 3 phút.
Em đã biết gì về những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong thơ? | Em có gì chưa hiểu về những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong thơ? | Em muốn biết thêm điều gì về những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong thơ? |
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ.
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ .
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập về tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ .
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về biện pháp tu từ trong thơ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS), dựa vào kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ trong thơ thực hiện yêu cầu: Kể tên và trình bày đặc điểm về một số biện pháp tu từ thường được sử dụng trong thơ mà em biết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Củng cố kiến thức về một số biện pháp tu từ nổi bật thường dùng trong thơ ca 1. Biện pháp tu từ nhân hóa - Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. - Tác dụng: Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn. Ví dụ: Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm] 2. Biện pháp tu từ ẩn dụ - Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Tác dụng: có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm. Ví dụ: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng [Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải] 3. Biện pháp tu từ điệp ngữ - Khái niệm: Điệp ngữ, hay còn gọi là điệp từ, là một biện pháp tu từ độc đáo và nghệ thuật, trong đó tác giả tinh tế lặp lại từ, cụm từ hoặc toàn bộ câu với mục đích tăng cường tính biểu cảm, đặc sắc cho bài thơ hoặc đoạn văn. - Tác dụng: Việc lặp lại từ ngữ trong văn bản giúp tác giả tạo sự nhấn mạnh ý đồ và mong muốn của mình, truyền đạt thông điệp mạnh mẽ qua lời văn. - Ví dụ: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống [Tây Tiến – Quang Dũng] 4. Biện pháp tu từ đối - Khái niệm: Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc câu (cùng cấu trúc) sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và làm tăng vẻ đẹp cân xứng cho lời văn. - Tác dụng: + Gợi sự phong phú về ý nghĩa. + Tạo ra sự hài hoà, cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu cho lời thơ, câu văn. + Nhấn mạnh ý. + Miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát. - Ví dụ: Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. [Truyện Kiều – Nguyễn Du] |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức, giáo án bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 12 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác