Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 CTST Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)
Soạn chi tiết đầy đủ Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn) giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
BÀI 5: TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẤU
ÔN TẬP VĂN BẢN: MÀN DIỄU HÀNH - TRÌNH DIỆN QUAN THANH TRA
MỤC TIÊU
Kiến thức
Ôn tập những kiến thức về tác giả N. Gô-Gôn và văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra.
Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình ảnh cũng như phong cách nghệ thuật của tác phẩm.
Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra.
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Năng lực cảm thụ văn học bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của văn bản.
Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
Về phẩm chất
Phê phán thói a dua, nịnh bợ và sự thối nát của xã hội đương thời.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã thực hiện tại nhà.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi Giáo viên giao.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Theo em thói xu nịnh, chạy theo thành tích có còn tồn tại trong cuộc sống không? Biểu hiện của nó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét chốt đáp án:Căn bệnh thành tích, thói xu nịnh vẫn còn tồn tại rất nhiều trong đời sống hiện nay. Không hề mất đi mà vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Tất cả xã hội chạy theo thành tích và điều này vô hình chung gây ảnh hưởng đến chính chúng ta.
GV dẫn dắt vào bài: Không chỉ là tiếng cười sảng khoái, mà đằng sau nó là những đả kích, châm biếm sâu cay đối với xã hội đương thời là những gì N. Gô-gôn gửi đến cho người đọc thông qua đoạn trích Màn diễu hành – Trình diện quan thanh tra. Hãy cùng ôn tập lại văn bản thông qua bài học hôm nay.
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC VĂN BẢN MÀN DIỄU HÀNH – TRÌNH DIỆN QUAN THANH TRA
Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm.
Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.
Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra, trả lời câu hỏi: - Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả N. Gô-gôn? - Trình bày một số hiểu biết của em về văn bản Màn diễu hành – trình diễn quan thanh tra? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Hiểu biết về tác giả? + Xuất xứ văn bản? - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm 6-8 HS. - GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra và trả lời câu hỏi: +Tóm tắt các sự kiện diễn ra trong văn bản? + Hình thức độc thoại trong văn bản có tác dụng gì? + Xác định xung đột trong vở kịch? + Trình bày nhận xét về thủ pháp trào phúng thể hiện trong văn bản? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: - Trình bày đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra kết luận theo thể loại về văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | 1. Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm a. Tác giả - Tên: N. Gô-gôn. - Năm sinh – năm mất: 1809 - 1852. - Là nhà văn, nhà soạn kịch, nhà phê bình văn học người Nga gốc U-Crai-na. Được coi là “ông hoàng của tiếng cười Nga”. - Ông đã thành công trong việc biến văn học thành vũ khí cải tạo cuộc sống, giáo dưỡng thẩm mỹ, nâng cao ý thức công dân, thanh lọc đạo đức con người. b. Tác phẩm tiêu biểu - Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm có: Đám cưới, Những con bạc, Quan thanh tra, Buổi sáng của một doanh nhân, Vụ kiện tụng... 2. Tác phẩm a. Thể loại - Hài kịch. - Quan thanh tra (1836) là tác phẩm nổi tiếng của N. Gô-gôn. - Đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra” trích ở lớp đầu của hồi IV. b. Tóm tắt Cốt truyện dựa trên một sự hiểu lầm: Thị trưởng được cấp báo có quan thanh tra từ thủ đô Xanh Pê-téc-bua bí mật đến thành phố. Quan chức địa phương nháo nhào cắt đặt phương án đối phó. Trong cơn hoảng sợ, họ đã nhầm Khle-xta-kốp – một công chức nhỏ thua bạc nhẵn túi đi ngang qua thành phố - là quan thanh tra, nên đón hắn về lưu tại nhà thị trưởng. Họ thi nhau nịnh hót, hối lộ y và nói xấu nhau. Sau khi ăn uống no nê, khoe khoang, khoác lác, ve vãn vợ và con gái thị trưởng, nhận một số tiền lớn hắn đã rời khỏi thành phố. Đúng lúc đó quan thanh tra thật tới, chính thức ra lệnh đòi các quan chức dến trình diện. Tất cả chết sững, đứng im bất động hồi lâu, II. Nhắc lại kiến thức bài học a. Sự kiện PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 b. Hình thức độc thoại trong văn bản PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 c. Xung đột trong kịch + Xung đột kịch: Quan chức địa phương tìm đến nịnh bợ, mua chuộc, hối lộ Khle-xta-kốp - một kẻ bị nhận nhầm là chính khách- mong y bỏ qua sai phạm của họ trong công việc. + Ý nghĩa: Vở kịch vạch trần bộ máy quan chức cồng kềnh, quan liêu và mục nát của chế độ Nga hoàng với tệ nạn tham nhũng, hối lộ đã trở thành hệ thống từ trên xuống dưới cùng thói hống hách, chuyên quyền, nhưng đầy đớn hèn, ti tiện của giới chức nước Nga trong bối cảnh thế kỷ 19. d.Thủ pháp trào phúng - Được thể hiện tài tình nhằm tăng thêm sự hài hước, lố bịch cho vở kịch.
3. Tổng kết a. Nội dung + Toàn cảnh những tên quan chức thay phiên nhau trình diện “Quan thanh tra dởm”, cùng thói nịnh bợ, đút lót. Qua đó phê phán sự thối nát của xã hội đương thời. b. Nghệ thuật + Sử dụng thủ pháp trào phúng tài tình. + Xây dựng sự kiện kịch, cùng tình huống kịch đặc sắc. |
-----------------
………….Còn tiếp …………..
=> Xem toàn bộ Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 5: Màn diễu hành – trình diện dạy thêm Ngữ văn 12 CTST, soạn giáo án dạy thêm Bài 5: Màn diễu hành – trình diện Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 12:
- Soạn chi tiết đầy đủ các chuyên đề học tập trong chương trình học
- Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
- Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị
- File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm
PHÍ GIÁO ÁN:
1. Với giáo án chuyên đề học tập Toán, Ngữ văn 12 sách mới:
- Giáo án word: 400k
- Giáo án Powerpoint: 500k
- Trọn bộ word + PPT: 800k
2. Với giáo án chuyên đề học tập lớp 12 mới các môn còn lại:
- Giáo án word: 350k
- Giáo án Powerpoint: 450k
- Trọn bộ word + PPT: 650k
=> Đặc biệt: Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án