Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 CTST Bài 3: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Soạn chi tiết đầy đủ Bài 3: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP VĂN BẢN: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

  •  Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình ảnh cũng như phong cách nghệ thuật của tác phẩm.

  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

  1. Năng lực 

  • Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

  • Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.

  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của văn bản.

  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

  1. Về phẩm chất

  • Trân trọng những anh hùng “áo vải” đã đứng lên chiến đấu bảo vệ tấc đất quê hương.

II.PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã thực hiện tại nhà.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  1.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi Giáo viên giao.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Trình bày một số suy nghĩ của em sau khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là lời tiếng lòng trân trọng, ngợi ca nhưng cũng đầy đau xót trước những người “nông dân” áo vải đã ngã xuống để gìn giừ tấc đất quê hương. Họ những con người hiền lành, chất phác quanh năm tay cuốc tay cày thế nhưng khi đất nước lâm nguy lại sẵn sàng đứng lên để đánh đuổi giặc. Nhưng một sự khẳng định truyền thống bất khuất của người Việt.

  • GV dẫn dắt vào bài: Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ, nhà văn hàng đầu của văn học trung đại, được coi là ngôi sao sáng của văn học dân tộc. Đương thời, ông đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, thể hiện lí tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước sâu sắc. Trong kho tàng sự nghiệp sáng tác khổng lồ ấy không thể không kể đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại về tác phẩm này.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC VĂN BẢN VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm. 

  2. Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 

  3. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, trả lời câu hỏi:

- Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.  

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Hiểu biết về tác giả.

+ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 6-8 HS.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh người nghĩa sĩ được thể hiện thế nào trong bài Tế?

+ Phân tích tác dụng của ngôn ngữ, giọng điệu trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:

 - Trình bày đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra kết luận theo thể loại về văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Tên: Nguyễn Đình Chiểu.

- Năm sinh – năm mất: 1822 – 1888.

- Quê quán: Làng Tân Thời, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

- Cuộc đời:

+ Năm 1843, ông đỗ tú tài tại trường Gia Định.

+ Năm 1847 ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất.

+ Ông bỏ thi về chịu tang mẹ, trên đường về vì khóc thương mẹ và vất vả gian nan, ông ốm nặng và bị mù cả hai mắt.

+ Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định ông chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, gần chợ Cần Giuộc.

+ Năm 1862, ông về Ba Tri (Bến Tre) dạy học và bốc thuốc.

+ Năm 1888, ông mất tại Ba Tri, Biến Tre.

b. Tác phẩm tiêu biểu

- Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiều gồm có: Truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp; thơ và văn tế như: Chạy giặc, Thơ điếu Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định….

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ tác phẩm

- Đêm ngày 16/12/1861, một đội nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã anh dũng tấn công đồn giặc Pháp ở chợ huyện, tiêu diệt được một số sĩ quan và quân lính của giặc. 

- Vì trang bị quá thô sơ, hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh.

- Tinh thần xả thân cứu nước của họ đã tạo nên niềm xúc động mạnh mẽ. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được giao viết bài văn tế đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận này. 

b. Chủ đề: Ca ngợi những nghĩa sĩ đã hi sinh cứu nước, đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc.

II. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Phân tích hình ảnh người nghĩa sĩ trong bài

Phiếu bài tập số 1

b. Ngôn ngữ, giọng điệu

- Tác giả đã khéo léo thay đổi giọng văn từ tráng lệ, hào hùng sang đau xót tiếc thương trước sự ra đi của gần hai mươi người anh hùng đất Cần Giuộc. Chính giọng văn ngậm ngùi trầm lắng đã thể hiện cảm xúc xót thương của tác giả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổng kết

a. Nội dung

+ Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc

b. Nghệ thuật

+ Bài văn tế là thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và chất hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.

-----------------

………….Còn tiếp …………..


=> Xem toàn bộ Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 3: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dạy thêm Ngữ văn 12 CTST, soạn giáo án dạy thêm Bài 3: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác