Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 CTST Bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt

Soạn chi tiết đầy đủ Bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Củng cố kiến thức về ngôn ngữ trang trọng.

  • Luyện tập theo kiến thức tiếng việt ngôn ngữ trang trọng.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Hiểu được đặc điểm và tác dụng của ngôn ngữ trang trọng; hoàn cảnh sử dụng.

3. Phẩm chất

  • Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm và vận dụng trong tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

a. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

b. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.

b. Nội dung: GV đưa câu hỏi. 

c. Sản phẩm: HS thực hiện.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Theo em việc sử dụng ngôn ngữ theo từng bối cảnh có ý nghĩa thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.

- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

- GV quan sát và gợi mở.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, gợi mở: Việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng. Vì nếu không sử dụng đúng ngữ cảnh sẽ làm giảm sắc thái biểu đạt của từ, ngữ khiến câu văn trở nên vô nghĩa hoặc gây cười.

- GV dẫn dắt vào nội dung mới: Ngôn ngữ là một phương thức giao tiếp cơ bản trong đời sống của con người. Tuy nhiên, ngôn ngữ cũng có nhiều sắc thái biểu đạt khác nhau, có ngôn ngữ trang trọng, cũng có kiểu ngôn ngữ bình dân dùng cho giao tiếp thông thường. Hãy cùng ôn tập về cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng trong tiết hôm nay nhé.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức thực hành tiếng Việt – ngôn ngữ trang trọng (Khái niệm, đặc điểm, cách sử dụng và làm bài tập luyện tập).

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiển thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức ngôn ngữ trang trọng.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu hs thực hiện cá nhân.

- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi ôn tập:

+ Thế nào là ngôn ngữ trang trọng?

+ Ngôn ngữ trang trọng dùng trong hoàn cảnh nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện hai nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.

 

I. Lí thuyết

Ngôn ngữ trang trọng

- Khái niệm và đặc điểm

+ Ngôn ngữ trang trọng thường được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp mang tính nghi thức như bài phát biểu chào mừng phái đoàn quốc tế, lời chúc Tết đồng bào của lãnh đạo Nhà nước, thư trao đổi đối tác thương mại, đơn xin việc….

+ Ngôn ngữ trang trọng có thể tạo ra khoảng cách không cần thiết trong cuộc trò chuyện khiến cuộc đối thoại trở nên mất tự nhiên.

-   Ngữ cảnh sử dụng

+ Ngôn ngữ trang trọng cần phải được điều tiết để không vượt quá ngưỡng mà ngữ cảnh quy định.

+ Trong một số tình huống giao tiếp có thể có sự chuyển đổi tự nhiên giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, tùy thuộc vào mối quan hệ được thiết lập giữa các đối tượng. 

 

-----------------

………….Còn tiếp …………..


=> Xem toàn bộ Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 12 CTST, soạn giáo án dạy thêm Bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác