Soạn giáo án Công nghệ 8 cánh diều Bài 7: Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 8 Bài 7: Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 7: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ BẰNG TAY
(3 tiết)
MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Trình bày được một số phương pháp và quy trình gia công cơ khí bằng tay.
- Trình bày được một số phương pháp gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng (năng lực công nghệ):
- Trình bày được một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay (cưa, đục, dũa).
- Trình bày được một số quy trình gia công cơ khí bằng tay.
- Thực hiện được một số phương pháp gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay.
- Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu, năng lực giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất
- Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Hình thành tác phong làm việc đúng kĩ thuật, đảm bảo an toàn lao động.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính hoặc màn hình ti vi.
- Dụng cụ: ê tô, cưa, đục, dũa,...
- Phiếu trình tự đọc bản vẽ nhà dùng cho luyện tập.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Giúp HS tạo hứng thú học tập, khám phá kiến thức mới cho HS.
- b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu.
- c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi: Quan sát cánh cổng, hàng rào trong Hình 7.1 và cho biết: Chúng được gia công bằng những phương pháp nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án: Cánh cổng hàng rào được gia công bằng phương pháp: cưa tay, hàn,...
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Muốn làm cánh cổng, hàng rào bằng sắt hộp như vậy, trước tiên người thợ phải làm gì? Sau đó làm tiếp như thế nào để được cánh cổng hoàn chỉnh? Các phương pháp đó phần lớn được thực hiện bằng tay hay bằng máy? Chúng ta cùng vào - Bài 7: Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp cắt kim loại bằng cưa tay
- a) Mục tiêu:
- HS trình bày được cấu tạo cưa tay, cách cầm cưa và tư thế đứng cưa.
- HS trình bày được quy trình thực hiện các thao tác khi cưa.
- b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I, quan sát Hình 7.2 - 7.4 SGK trang 37 - 39, suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục.
- c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về các phương pháp cắt kim loại bằng tay.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I và cho biết: Khái niệm cắt kim loại bằng cưa tay. * Dụng cụ - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nội dung mục I.1, quan sát Hình 7.2 SGK trang 37 và trả lời câu hỏi mục Khám phá: Quan sát Hình 7.2 và điền các số thứ tự tương ứng với các bộ phận của cưa tay theo gợi ý của bảng:
* Cách cầm cưa và tư thế đứng cưa - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục I.2, quan sát Hình 7.3 SGK trang 38 và trả lời câu hỏi mục Khám phá: Dựa vào Hình 7.3 hãy mô tả cách cầm cưa và tư thế đứng cưa. * Quy trình thực hiện các thao tác cắt kim loại bằng cưa tay - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc nội dung mục I.3, quan sát Hình 7.4 SGK trang 38 và trả lời câu hỏi mục Khám phá: Dựa vào Hình 7.4 và cho biết: + Chiều răng của lưỡi cưa được lắp như thế nào trong khung cưa? + Trong hai động tác đẩy cưa và kéo cưa thì động tác nào thực hiện cắt kim loại. + Nêu quy trình cắt kim loại bằng cưa tay? * An toàn khi cưa - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục I.4 SGK trang 39 và trả lời câu hỏi: Để quá trình cưa được an toàn, ta cần thực hiện những quy định nào? - GV đặt câu hỏi mở rộng: Để nâng cao năng suất và giảm bớt sức lao động, hiện nay người ta sử dụng dụng cụ gì để cưa, cắt kim loại? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra, câu hỏi mục Khám phá và câu hỏi mở rộng. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày câu hỏi của GV. - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Khám phá 1, 2 mục I.3 SGK trang 38: Hình 7.4: + Chiều nghiêng hướng theo chiều đẩy cưa. + Động tác đẩy cưa là động tác thực hiện cắt kim loại. - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Máy cắt cầm tay, máy cắt bàn có lưỡi cắt bằng đá mài hoặc lưỡi cắt hợp kim,... - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về phương pháp cắt kim loại bằng cưa tay. | I. Cắt kim loại bằng cưa tay - Khái niệm: Cắt kim loại bằng cưa tay là phương pháp gia công nguội dùng cưa tay để cắt các tấm kim loại dày, phôi kim loại dạng hình tròn, dạng định hình,... thành những đoạn có chiều dài mong muốn. 1.1. Dụng cụ Trả lời câu hỏi Khám phá I.1: Cấu tạo cưa tay gồm:
1.2. Cách cầm cưa và tư thế đứng cưa Trả lời câu hỏi Khám phá I.2: - Người đứng thẳng, tay thuận cầm tay nắm, tay còn lại cầm đầu kia của khung cưa, hai chân hợp với nhau thành góc khoảng 75o.
1.3. Quy trình thực hiện các thao tác cắt kim loại bằng cưa tay Trả lời câu hỏi 3 Khám phá I.3: Bước 1: Lấy dấu Bước 2: Kiểm tra lưỡi cưa Bước 3: Kẹp phôi Bước 4: Thao tác cưa
1.4. An toàn khi cưa - Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động. - Đẩy cưa nhẹ nhàng và chú ý đỡ phần phôi bị cắt rời. - Không dùng tay để gạt phoi. |
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về đục kim loại
- a) Mục tiêu:
- HS trình bày được các dụng cụ dùng trong gia công đục, cách cầm búa, cầm đục và tư thế đứng đục.
- HS trình bày được quy trình thực hiện các thao tác khi đục.
- b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II, quan sát Hình 7.6 - 7.10 SGK trang 39 - 41, suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục.
- c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về đục kim loại.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II và cho biết: Phương pháp đục kim loại là gì? * Dụng cụ - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.1 và cho biết: Búa và đục dùng để làm gì? - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nội dung mục II.1, quan sát Hình 7.6, 7.7 SGK trang 39 và trả lời câu hỏi mục Khám phá: + Người thợ dùng những dụng cụ gì để đục kim loại ở Hình 7.6? + Kể tên các loại búa và đục mà em quan sát được trên Hình 7.7. * Cách cầm búa, đục và tư thế đứng đục - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc nội dung mục II.2, quan sát Hình 7.8, 7.9 SGK trang 40 và trả lời câu hỏi mục Khám phá: + Mô tả cách cầm đục và cách cầm búa ở Hình 7.8. + Mô tả vị trí và tư thế đứng của người thợ khi đục ở Hình 7.9. * Quy trình thực hiện các thao tác đục - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc nội dung mục II.3, quan sát Hình 7.10 SGK trang 40 và trả lời câu hỏi mục Khám phá: Dựa vào Hình 7.10 và cho biết: + Phôi được kẹp như thế nào trên ê tô? + Nêu quy trình đục kim loại. * An toàn khi đục - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục II.4 SGK trang 41 và trả lời câu hỏi: Nêu các quy định an toàn khi đục kim loại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra, câu hỏi mục Khám phá. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày câu hỏi của GV. - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Khám phá mục II.1 SGK trang 39: + Búa, đục, ê tô. + Búa đầu vuông, búa đầu tròn, đục đầu bằng, đục đầu nhọn. - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Khám phá 1 mục II.3 SGK trang 40: + Phôi được kẹp cao hơn mặt ê tô một khoảng 10mm, tránh việc đục vào mặt ê tô. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về đục kim loại. | II. Đục kim loại - Khái niệm: + Đục là phương pháp gia công nguội, dùng búa và đục để bóc đi một lớp kim loại trên bề mặt chi tiết cần gia công. + Cần gia công tinh lại bề mặt bằng phương pháp dũa, mài,... 2.1. Dụng cụ - Búa: sử dụng búa đầu vuông hoặc đầu tròn có trọng lượng khác nhau. - Đục: + Sử dụng đục đầu bằng hoặc đầu nhọn. + Được làm từ thép carbon, được tôi cứng và mài sắc phần lưỡi cắt.
2.2. Cách cầm búa, đục và tư thế đứng đục Trả lời câu hỏi Khám phá II.2: - Cách cầm búa, đục: + Tay thuận cầm búa, cách đuôi cán cán búa một khoảng từ 20 - 30mm. + Tay còn lại cầm đục, ngón tay ngón trỏ cách đuôi đục một khoảng từ 20 - 30mm. - Tư thế đứng đục: Người đứng thẳng, chân thuận hợp với trục ngang của ê tô một khoảng 75o và hợp với chân còn lại một góc khoảng 75o.
2.3. Quy trình thực hiện các thao tác đục Trả lời câu hỏi 2 Khám phá II.3: Bước 1: Lấy dấu Bước 2: Kẹp phôi Bước 3: Thao tác đục
2.4. An toàn khi đục - Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động. - Phôi phải kẹp chặt trên ê tô, búa phải được tra vào cán chắc chắn. - Đánh búa bằng tâm đục, tránh đánh vào tay cầm đục. - Bắt buộc phải đeo kính bảo hộ. - Có lưới chắn phoi ở phía đối diện với người đục. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều