Soạn giáo án Công nghệ 8 cánh diều Bài 6: Vật liệu cơ khí

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 8 Bài 6: Vật liệu cơ khí - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 2. CƠ KHÍ

BÀI 6: VẬT LIỆU CƠ KHÍ

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận biết một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng (năng lực công nghệ):

  • Nhận biết và phân loại được các vật liệu cơ khí thông dụng.
  • Trình bày được tính chất cơ bản của một số vật liệu cơ khí thông dụng.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ nêu ra trong bài.
  • Có trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ nhóm khi thảo luận hoặc thực hiện các hoạt động trong bài.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy chiếu hoặc màn hình ti vi.
  • Một số sản phẩm từ các loại vật liệu (thép, gang, đồng, nhôm, nhựa,...).
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS tạo tâm thế hứng thú của HS đối với bài học.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu.
  4. c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt HS: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường sử dụng rất nhiều đồ dùng, vật dụng khác nhau như nồi, ấm nước, cái kéo,...

- GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số dụng cụ, đồ dùng trong gia đình em có một phần hoặc toàn bộ được làm bằng kim loại.

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Em hãy kể một số vật dụng được làm từ vật liệu không phải là kim loại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

+ Nồi làm bằng nhôm; cuốc, xẻng, dao, kéo làm bằng thép; vòi nước làm bằng đồng; thìa làm bằng inox;..

+ Săm lốp xe đạp làm bằng cao su, áo mưa được làm từ nhựa,...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Các đồ dùng vừa kể đều được làm từ vật liệu là kim loại, hoặc vật liệu không phải là kim loại, chúng có mặt ở khắp mọi nơi trong sản xuất cũng như trong đời sống của con người. Chúng ta cùng vào - Bài 6: Vật liệu cơ khí.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát chung về vật liệu
  3. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được nguồn gốc và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.

- HS nhận biết các loại vật liệu thường dùng trong sản xuất.

  1. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I SGK trang 33 suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục.
  2. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về khái quát chung về vật liệu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I và cho biết:

+ Vật liệu là gì?

+ Vật liệu được dùng trong sản xuất như thế nào?

+ Hai nhóm vật liệu được dùng phổ biến trong sản xuất cơ khí là gì?

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số vật liệu có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:

Đoạn thép

Cuộn dây đồng

Tấm cao su

- GV giới thiệu cho HS về quá trình sản xuất đoạn thép, cuộn dây đồng, tấm cao su:

+ Đoạn thép: https://youtu.be/XSQ4czzHMwk

+ Cuộn dây đồng: https://youtu.be/xQv_oXz5fag

+ Tấm cao su: https://youtu.be/R9SXO0MSrUo (16p - 20p)

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số sản phẩm cơ khí được làm từ kim loại hoặc phi kim:

+ Từ kim loại:

Bánh răng

Kéo

+ Từ phi kim:

Mũ bảo hiểm

Lốp xe đạp

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về nội dung khái quát chung về vật liệu.

I. Khái quát chung về vật liệu

- Khái niệm: Vật liệu là các chất, hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo được con người dùng để chế tạo ra máy móc, dụng cụ, đồ dùng,... phục vụ đời sống.

- Vật liệu dùng trong sản xuất đa dạng: vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp,...

- Nhóm vật liệu dùng phổ biến: vật liệu kim loại và vật liệu phi kim.

  1. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số vật liệu cơ khí thông dụng
  2. a) Mục tiêu: HS nhận biết được một số vật liệu cơ khí phổ biến.
  3. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II SGK trang 33 - 35, suy nghĩ trả lời câu hỏi Khám phá trong mục.
  4. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về kim loại đen, kim loại màu và vật liệu phi kim loại.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

* Tìm hiểu về vật liệu kim loại

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.1a và cho biết: Trình bày khái quát về kim loại đen.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc mục II.1a, quan sát Hình 6.1 SGK trang 33, 34 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu sự khác nhau giữa gang và thép về thành phần cấu tạo, tính chất và ứng dụng.

+ Quan sát Hình 6.1 và cho biết: Sản phẩm nào được làm bằng gang, thép?

+ Hãy kể tên những vật dụng, chi tiết được làm từ thép và gang mà em biết.

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc mục II.1b, quan sát Hình 6.2 SGK trang 34, 35 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm, tính chất của đồng và nhôm.

+ Quan sát Hình 6.2 và cho biết: Sản phẩm nào được làm từ hợp kim của đồng, nhôm?

+ Hãy kể tên những vật dụng, chi tiết có nguồn gốc từ đồng và nhôm mà em biết.

* Tìm hiểu về vật liệu phi kim loại

- GV chia HS thành các nhóm (4 - 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.2 và cho biết: Nêu khái niệm của chất dẻo.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc mục II.2 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu điểm khác nhau cơ bản của chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn.

+ Quan sát Hình 6.3 và cho biết: Sản phẩm nào được làm từ chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn và cao su?

+ Hãy kể tên những vật dụng, chi tiết có nguồn gốc từ chất dẻo và cao su mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV, Khám phá SGK trang 33 - 35.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày câu hỏi của GV.

- HS trả lời câu hỏi mục Khám phá mục II.1a SGK trang 33, 34:

+ Điểm khác nhau:

●       Thành phần cấu tạo: thép có tỉ lệ carbon C ≤ 2,14%, gang có tỉ lệ C > 2,14%.

●       Tính chất: thép có độ bền, độ cứng và tính dẻo cao, dễ uốn, dễ rèn dập,...

●       Gang cứng và giòn, chịu mài mòn tốt, khó biến dạng dẻo và không thể kéo thành sợi.

●       Ứng dụng:

✔        Thép: chế tạo sản phẩm cơ khí.

✔        Gang: đúc chi tiết có hình dạng phức tạp.

+ Hình 6.1:

Bánh răng


hép

Nắp chắn rác          

Gang

Chảo

Thép

Kéo

Gang

+ Kể tên:

●       Chi tiết làm bằng thép: dao, kéo, bánh răng,...

●       Chi tiết làm bằng gang: chảo, cối xay thịt, ê tô,...

- HS trả lời câu hỏi mục Khám phá mục II.1b SGK trang 34, 35:

+ Hình 6.2:

●       Kèn: hợp kim đồng.

●       Pít tông: hợp kim nhôm.

 + Kể tên:

●       Làm từ hợp kim đồng: đồ mĩ nghệ, lõi dây điện.

●       Làm từ hợp kim nhôm: mâm, nồi nhôm, khung cửa kính,...

- HS trả lời câu hỏi mục Khám phá mục II.2 SGK trang 35:

+ Hình 6.3: dép: chất dẻo nhiệt; mũ bảo bảo hiểm: chất dẻo nhiệt rắn; lốp xe đạp: cao su.

+ Kể tên: chai nhựa, lọ nhựa, ống nước, đồ chơi trẻ em, đệm cao su,...

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về nội dung một số vật liệu cơ khí thông dụng.

II. Một số vật liệu cơ khí thông dụng

2.1. Vật liệu kim loại

a) Kim loại đen

- Kim loại đen có thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và carbon (C).

- Chia ra thành thép và gang.

- Thép và gang có màu xám đặc trưng, bị oxi hóa khi không được bảo vệ.

b) Kim loại màu

Trả lời câu hỏi Khám phá:

- Đặc điểm, tính chất của đồng:

+ Có màu nâu đỏ, ánh kim.

+ Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng.

+ Khi bị oxi hóa, bề mặt ngoài bị phủ lớp oxide đồng màu đen.

- Đặc điểm, tính chất của nhôm:

+ Có màu trắng bạc, ánh kim.

+ Khi bị oxi hóa, bề mặt chuyển sang màu sẫm hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Vật liệu phi kim loại

- Khái niệm: Chất dẻo:

+ Còn gọi là polyme.

+ Sản xuất vật dụng trong đời sống và công nghiệp.

+ Dễ bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất.

Trả lời câu hỏi Khám phá II.2:

+ Điểm khác nhau:

●       Chất dẻo nhiệt: sau khi gia nhiệt thì sẽ hóa dẻo, có khả năng tái chế. Ví dụ: polyethylene (PE), polyvinyl cloride (PVC),...

●       Chất dẻo nhiệt rắn: sau khi gia nhiệt sẽ hóa rắn. Ví dụ: polyurethane (PU), melamine formaldehyde (MF),...

+ Cao su:

          ●         Nguồn gốc: cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.

          ●         Đặc điểm: màu đen, có tính dẻo và tính đàn hồi tốt, dễ gia công nhiệt.

          ●         Ứng dụng: săm xe, lốp xe, sản phẩm cách điện,...


=> Xem toàn bộ Giáo án Công nghệ 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Công nghệ 8 cánh diều Bài 6 Vật liệu cơ khí, Tải giáo án trọn bộ Công nghệ 8 cánh diều, Giáo án word Công nghệ 8 cánh diều Bài 6 Vật liệu cơ khí

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác