Soạn giáo án Công nghệ 8 cánh diều Bài 12: Cấu trúc chung của mạch điện
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 8 Bài 12: Cấu trúc chung của mạch điện - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ 4. KĨ THUẬT ĐIỆN
BÀI 12: CẤU TRÚC CHUNG CỦA MẠCH ĐIỆN
(3 tiết)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Trình bày được cấu trúc chung của mạch điện.
- Trình bày được thành phần và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng (năng lực công nghệ):
- Trình bày được cấu trúc chung của mạch điện.
- Trình bày được thành phần và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện.
- Hình thành phương pháp tự đọc, tự tìm hiểu tài liệu.
- Phẩm chất
- Tích cực học tập, nghiên cứu, có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy chiếu hoặc màn hình ti vi.
- Một số hình ảnh về mạch điện đơn giản và các thiết bị điện thông dụng.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS học tập, HS làm quen với cấu trúc chung của mạch điện và một số thiết bị điện thông dụng trong ngôi nhà.
- b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu.
- c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt HS: Để có thể sử dụng điện trong nhà cần lắp đặt mạch điện quanh nhà. Mỗi nhà có cách bố trí mạch điện khác nhau để phù hợp với cấu trúc nhà.
- GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các bộ phận của mạch điện được đánh số trong Hình 12.1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
(1): Nguồn điện khu vực
(2): Công tơ điện
(3): Aptomat tổng
(4): Dây dẫn điện vào nhà
(5): Các aptomat phân nhánh
(6): Ổ cắm
(7): Công tắc
(8): Đèn điện (phụ tải điện)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Để thiết lập mạch điện trong nhà cần xác định cấu trúc và các bộ phận của mạch điện. Chúng ta cùng vào - Bài 12: Cấu trúc chung của mạch điện.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc chung của mạch điện
- a) Mục tiêu:
- Trình bày được cấu trúc chung của mạch điện, gọi tên và nêu được chức năng các bộ phận chính của mạch điện.
- b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I SGK suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục.
- c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về cấu trúc chung của mạch điện.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I trang 65, quan sát hình 12.2 và các câu hỏi: Nêu tên và chức năng các bộ phận chỉnh của mạch điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về sơ đồ cấu trúc chung của mạch điện. | I. Sơ đồ cấu trúc chung của mạch điện Cấu trúc chung của mạch điện bao gồm các bộ phận chính (Hình 12.2): – Nguồn điện tạo ra điện nhờ chuyển hoá từ các dạng năng lượng khác nhau. – Bộ phận truyền dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn điện tới phụ tải; thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ dùng để đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ mạch khi có sự cố. – Phụ tải điện sử dụng điện năng để chuyển hoá thành nhiệt năng, cơ năng,... |
- Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận chính của mạch điện
- a) Mục tiêu: HS nhận biết và mô tả được chức năng các bộ phận chính của mạch điện.
- b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II SGK trang 66, 67, 68, 69 suy nghĩ trả lời câu hỏi Khám phá trong mục.
- c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về bộ phận chính của mạch điện.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.1, quan sát các hình 12.3 – 12.7 trang 66, 67 SGK và trả lời các câu hỏi: + Kể tên các loại nguồn điện. + Pin, ắc quy thường được sử dụng cho những đồ dùng điện nào? + Gia đình em đang sử dụng nguồn điện nào? - GV yêu cầu HS tìm hiểu năng lượng tái tạo qua nội dung Em có biết trang 67 SGK. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 12.8, đọc nội dung mục II.2a trang 67 và trả lời câu hỏi: Đặc điểm chính của dây dẫn, cáp điện là gì? - GV yêu cầu HS tìm hiểu đường dây 500 kV Bắc - Nam qua nội dung Em có biết cuối trang 67 SGK. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 12.9, đọc nội dung mục II.2b trang 68 và trả lời câu hỏi: Trên Hình 12.9: Thiết bị nào có chức năng đóng, cắt? Thiết bị nào có chức năng bảo vệ mạch điện? - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.3, quan sát Hình 12.10, Hình 12.11, Hình 12.12 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu tên một số phụ tải điện trong gia đình và cho biết phụ tải đỏ thuộc nhóm nào. - GV yêu cầu HS đọc thông tin Em có biết trang 69 SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV, Khám phá SGK trang 68, 69. - HS thảo luận nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, nhấn mạnh lại về các bộ phận truyền dẫn; thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ. | II. Bộ phận chính của mạch điện 1. Nguồn điện a) Pin, ắc quy: Điện áp một chiều của pin, ắc quy (Hình 12.3) được tạo ra nhờ các phản ứng hoá học. b) Pin mặt trời: Pin mặt trời là một thiết bị điện biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện một chiều. Nhiều tấm pin mặt trời được ghép nối với nhau để tăng công suất và điện áp của nguồn điện như Hình 12.4 sử dụng trong nhà máy điện mặt trời. c) Máy phát điện: Máy phát điện tạo ra dòng điện xoay chiều được sử dụng trong các nhà máy thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện gió,... - Trả lời câu hỏi khám phá II.1: + Các loại nguồn điện: pin, ắc quy, pin mặt trời, máy phát điện,... + Pin được sử dụng nhiều trong các loại đèn pin, đồng hồ treo tường, điều khiển quạt, điều khiển ti vi, máy tính bỏ túi, đồ chơi,... Ắc quy được sử dụng trong xe đạp điện, xe máy, ô tô,... + Gia đình em đang sử dụng nguồn điện xoay chiều 220 V lấy từ lưới điện khu vực. 2. Bộ phận truyền dẫn; thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ a) Bộ phần truyền dẫn - Trả lời câu hỏi khám phá II.2a: + Đặc điểm chính của dây dẫn điện, cáp điện là lõi có độ dẫn điện tốt như đồng (Hình 12.8a) hoặc nhôm (Hình 12.8b). Dây dẫn điện thường có vỏ bọc cách điện bên ngoài. b) Thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện Là những thiết bị điện được sử dụng để đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện khi gặp sự cố. - Trả lời câu hỏi khám phá II.2b: + Công tắc, cầu dao có chức năng đóng, cắt mạch điện. + Aptomat vừa có chức năng đóng, cắt, vừa có chức năng bảo vệ mạch điện. 3. Phụ tải điện Là thiết bị sử dụng điện năng để biến đổi thành nhiệt năng, quang năng, cơ năng, … phục vụ cho sản xuất và đời sống. - Trả lời câu hỏi khám phá II.3: + Các phụ tải biến điện năng thành cơ năng: máy giặt, máy xay sinh tố + Các phụ tải biến điện năng thành nhiệt năng: máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng, + Các phụ tải biến là các thiết bị điện tử: máy tính để bàn, laptop, máy in.
|
THÔNG TIN GIÁO ÁN
- Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
- Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
- Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau
Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:
- Giáo án word: Nhận đủ cả năm
- Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều