Soạn giáo án Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo Bài 9: Thưởng thức âm nhạc: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924 – 2015); Nghe nhạc: Hành khúc ngày và đêm

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 8 Bài 9: Thưởng thức âm nhạc: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924 – 2015); Nghe nhạc: Hành khúc ngày và đêm - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9:

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU (1924 – 2015)

- NGHE NHẠC: HÀNH KHÚC NGÀY VÀ ĐÊM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp và biết biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Hành khúc ngày và đêm.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

 

  • Chủ động trong học tập: biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. 

 

  • Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
  • Giải quyết được các yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV đề ra và sáng tạo trong hoạt động thực hành.

Năng lực riêng: 

  • Biết được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp và biết biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Hành khúc ngày và đêm.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực, tự giác trong học tập.
  • Trân trọng sự nghiệp của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
  • Hình ảnh chân dung, file âm thanh một bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu; file âm thanh bài hát Hành khúc ngày và đêm, bảng tương tác.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu
  • PPDH: dùng lời, giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trò chơi.
  • KTDH: chia nhóm, động não, đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU (1924 – 2015)

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nghe bài hát và đoán tên nhạc sĩ.
  4. Sản phẩm: HS đoán được tên bài hát và tên nhạc sĩ.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, tổ chức trò chơi nghe 3 bài hát quen thuộc (trong đó có bài của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu) và yêu cầu HS thực hiện đoán tên bài hát và nhạc sĩ:

+ Bài hát 1: https://www.youtube.com/watch?v=BN5gPVNXUCo (0:17-1:37)

+ Bài hát 2: https://www.youtube.com/watch?v=61GorQAiD9A&t=9s (0:00 – 1:22)

+ Bài hát 3:  https://www.youtube.com/watch?v=tatGWAgFX9g&t=0s (0:00 – 2:10)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe các bài hát, đoán tên bài hát và tác giả.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm nhanh tay tham gia trò chơi:

+ Bài hát 1: Đội kèn tí hon của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

+ Bài hát 2: Nhớ ơn thầy cô – Nguyễn Ngọc Thiện

+ Bài hát 3: Em đi trong tươi xanh – Vũ Thanh.

- GV yêu cầu HS khác lắng, nhận xét câu hỏi của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9: Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924 – 2015).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu những nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

  1. Mục tiêu: Nhận biết những nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận và trình bày.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: 

Em hãy trình bày những nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm: đọc nội dung và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Tìm hiểu những nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

 - Khái quát chung:

+ Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11 – 11 – 1924 tại Đà Nẵng.

+ Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của nền âm nhạc mới Việt Nam.

+ Trước Cách mạng tháng Tám, bài hát đầu tiên của ông là Đoàn Giải phóng quân (1945).

- Đặc điểm giai điệu trong ca khúc:

+ Rất đẹp, trau chuốt và lãng mạn.

+ Kết hợp chất trữ tình trong từng ca khúc.

+ Những hình tượng của thơ kết hợp với giai điệu đẹp giúp cho những bài hát của ông có tính giá trị nghệ thuật cao.

- Những bài hát tiêu biểu: Anh ở đầu sông em cuối sông (thơ Hoài Vũ), Bóng cây kơ nia (thơ Ngọc Anh), Sợi nhớ sợi thương (thơ Thúy Bắc),…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS thực hành nêu những nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành vẽ sơ đồ tư duy và nghe các bài hát của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
  4. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS về những nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trình bày những nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu dưới dạng sơ đồ tư duy.

- GV gợi ý những ý chính mà HS cần tìm ra:

+ Những nét khái quát chung (nhận xét những cống hiến trong sự nghiệp và giá trị nghệ thuật sáng tác).

+ Đặc điểm giai điệu trong ca khúc.

+ Những ca khúc tiêu biểu.

- GV mở cho HS nghe những bài hát của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: 

+ Bài hát mang tính trữ tình: https://www.youtube.com/watch?v=0WAHBxiKT30 (0:11 – 2:32) – Bóng cây kơ nia.

+ Bài hát hành khúc kết hợp chất trữ tình: 

https://www.youtube.com/watch?v=cnTpd7eX960 (0:00 – 1:05) – Cuộc đời vẫn đẹp sao.

- GV cho HS nghe, cùng hát và gõ đệm hoặc vận động theo ca khúc thiếu nhi quen thuộc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: 

https://www.youtube.com/watch?v=cGVAdLzE7ug (0:23 – 1:59) – Những em bé ngoan.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

- HS lắng nghe những bài hát GV mở và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp sơ đồ tư duy:

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV mở rộng: Phan Huỳnh Điểu được xem là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng ca khúc cách mạng, sáng tác gắn liều với chiều dài lịch sử đất nước. Ca khúc của ông giàu chất lãng mạn nhưng luôn gắn với tình yêu quê hương, đất nước.

 

NGHE NHẠC: HÀNH KHÚC NGÀY VÀ ĐÊM

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe giai điệu đoán tên bài hát.
  4. Sản phẩm: HS đoán được bài hát Hành khúc ngày và đêm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi nghe đoạn trích giai điệu đoán tên bài hát:

  1. https://www.youtube.com/watch?v=lPf9rFPm8LI (1:26 – 1:52)
  2. https://www.youtube.com/watch?v=lHfVHVeWZ9U (1:29 – 2:00)
  3. https://www.youtube.com/watch?v=UmPdDZrBZTA (0:00 – 0:43)

- GV nêu yêu cầu: Em hãy cho biết đoạn trích nhạc nào là bài hát Hành khúc ngày và đêm của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe các giai điệu nhạc và trả câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS đoán tên bài hát:

  1. Hành khúc ngày và đêm – Phan Huỳnh Điểu.
  2. Trường Sơn đông Trường Sơn tây – Hoàng Hiệp.
  3. Cuộc đời vẫn đẹp sao – Phan Huỳnh Điểu.

- GV yêu cầu HS khác lắng, nhận xét câu hỏi của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9: Nghe nhạc: Nghe bài Hành khúc ngày và đêm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Nghe nhạc bài Hành khúc ngày và đêm và bộc lộ cảm xúc.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn, HS biểu đạt cảm xúc.
  4. Sản phẩm: HS thực hành.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung để có nhận thức ban đầu về tính chất âm nhạc của tác phẩm.

- GV hướng dẫn HS lắng nghe bài hát Hành khúc ngày và đêm:

https://www.youtube.com/watch?v=oHKJe8g8H0k (0:00 – 2:08).

- GV biểu đạt cảm xúc bằng các động tác vận động theo tính chất âm nhạc và nhịp điệu của tác phẩm.

- GV hướng dẫn HS cùng vận động.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung và lắng nghe bản nhạc.

- HS vận động, biểu đạt cảm xúc theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 – 2 HS biểu diễn trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát , nhận xét phần biểu diễn của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần biểu diễn của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nghe nhạc và biểu lộ cảm xúc

- Hành khúc ngày và đêm là bài hát được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác năm 1972, khi cả dân tộc ta đang trong thời kì khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ.

- Bài hát thể hiện tính trữ tình viết ở thể loại hành khúc, là kết hợp của những giai điệu nhịp đi rắn rỏi và những nét mượt mà, thiết tha, sâu lắng.

-> Trở thành bài ca đi cùng năm tháng, được nhiều yêu thích.


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo Bài 9 Thưởng thức âm nhạc Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924 – 2015); Nghe nhạc Hành khúc ngày và đêm , Tải giáo án trọn bộ Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo, Giáo án word Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo Bài 9 Thưởng thức âm nhạc Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924 – 2015); Nghe nhạc Hành khúc ngày và đêm

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI