Soạn giáo án Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo Bài 16: Hát: Lí cây đa; Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 4

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 8 Bài 16: Hát: Lí cây đa; Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 4 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: VỀ MIỀN QUAN HỌ

BÀI 16:

- HÁT: LÍ CÂY ĐA

- NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

    • Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất trữ tình, trong sáng của bài Lí cây đa.
  • Biết sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài hát Lí cây đa.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. 
  • Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
  • Giải quyết được các yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV đề ra và sáng tạo trong hoạt động thực hành.

Năng lực riêng: 

    • Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất trữ tình, trong sáng của bài Lí cây đa.
  • Biết sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài hát Lí cây đa.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực, tự giác trong học tập.
  • Yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng, bảo vệ và gìn giữ di sản dân ca Việt Nam nói chung, Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
    • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
  • File âm thanh bài hát Lí cây đa, Lí cây bông, Cây trúc xinh,..., đàn phím điện tử hoặc kèn phím, bảng tương tác (nếu có),…
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu
  • PPDH: dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi,…
  • KTDH: chia nhóm, đặt câu hỏi, mảnh ghép,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HÁT: LÍ CÂY ĐA

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: HS lắng nghe và gõ đệm theo 2 trích đoạn bài hát Lí cây bông và Cây trúc xinh để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe trích đoạn bài hát và gõ đệm theo 2 trích đoạn bài hát Lí cây bông và Cây trúc xinh:

https://www.youtube.com/watch?v=iip1SAiaMlk (0:50 – 1:40) – Lí cây bông.

 https://www.youtube.com/watch?v=ad_wgPNfdIE (0:20 – 1:02) – Cây trúc xinh.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Trong hai bài trên, bài nào là của Dân ca Quan họ Bắc Ninh? Em hãy kể thêm các bài Dân ca Quan họ Bắc Ninh mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe giai điệu của 2 trích đoạn và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát , hướng dẫn nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát, đánh giá thái độ tập trung, thể hiện của HS khi nghe bài hát Lí cây bông và Cây trúc xinh.

- GV mời HS trả lời câu hỏi: 

+ Trong 2 bài hát trên, bài hát Cây trúc xinh là của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

+ Một số bài Dân ca khác: Cò lả, Khách đến chơi nhà, Lý cây đa, Bèo dạt mây trôi, Lí giao duyên, Bạn tình ơi,...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 16: Hát – Lí cây đa.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe và nêu cảm nhận về bài hát

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát.
  2. Nội dung: 

- GV tổ chức cho HS nghe bài hát Lí cây đa và gõ đệm theo nhịp hoặc phách.

- GV hướng dẫn HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất âm nhạc của bài hát và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghe bài hát Lí cây đa và gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách:

https://www.youtube.com/watch?v=h7XCBy7ujhI (0:30- 1:01)

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe bài hát và gõ theo nhịp hoặc theo phách.

- HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày tính chất âm nhạc của bài hát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Nghe và nêu cảm nhận về bài hát

- Giai điệu trong sáng, trữ tình, nhiều luyến láy. 

- Bài hát thể hiện nét tinh tế, duyên dáng, ý nhị đặc trưng của dân ca quan họ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài hát

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được nội dung và ý nghĩa của bài hát.

- Nắm được đôi nét về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc về nhịp, nhịp độ vừa phải, dấu nhắc lại, dấu luyến,…

  1. Nội dung: 

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh; nội dung, ý nghĩa bài hát và các kí hiệu âm nhạc liên quan. 

- GV hướng dẫn HS chia câu hát. 

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung, ý nghĩa bài hát, ghi nhớ cách chia đoạn và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin SHS tr.49 và trả lời câu hỏi:

Trình bày hiểu biết của em về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- GV cho HS lắng nghe lần 2 bài hát Khi vui xuân sang; yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc và nội dung, ý nghĩa của bài hát.

Link bài hát:

https://www.youtube.com/watch?v=h7XCBy7ujhI (0:30- 1:01)

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài (nhịp 24 , nhịp độ vừa phải, dấu nhắc lại, khung thay đổi, có nhiều luyến, láy – nốt hoa mĩ, các từ đệm lót như i, a, phú lí tình, ta lí; nốt thấp nhất: son – g, nốt cao nhất: đô – c2), nhận biết cấu trúc của bài.

-  GV hướng dẫn HS chia câu hát trên bản nhạc: Bài gồm 1 trổ hát, có 2 câu nhạc và 4 câu hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh; nội dung, ý nghĩa bài hát và các kí hiệu âm nhạc liên quan. 

- HS chia câu hát theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày về nội dung, ý nghĩa bài hát và kí hiệu âm nhạc liên quan. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV mở rộng cho HS biết cấu trúc trong dân ca Việt Nam nói chung, dân ca Quan họ nói riêng thường có cấu trúc được gọi là trổ/ khổ (tương đương với cấu trúc 1 đoạn trong âm nhạc phương Tây). Mỗi trổ/ khổ thường ứng với 2 câu thơ, 1 bài dân ca có thể có nhiều trổ/ khổ, với nhiều cặp câu thơ khác nhau, như bài hát Lí cây đa có 1 lời trong SHS được xây dựng từ 2 câu thơ: Trèo lên quán dốc ngồi gốc cây đa/ Thấy cô mặc áo vỏ già nâu non. Nếu bài dân ca có nhiều trổ/ khổ thì giai điệu các trổ/ khổ đó có nét tương đồng, giống nhau hoặc lặp lại. Vì thế, trong dân ca Việt Nam và dân ca quan họ không có cấu trúc 2 đoạn nhạc hay 3 đoạn nhạc như âm nhạc phương Tây.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Tìm hiểu bài hát

- Dân ca Quan họ Bắc Ninh:

+ Là thể loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa, nổi tiếng ở Bắc Ninh nên thường được gọi là Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

+  Quan họ được diễn xướng theo lối hát giao duyên, đối đáp giữa các liền anh, liền chị.

- Bài hát Lí cây đa: có giai điệu trong sáng, trữ tình, nhiều luyến láy, thể hiện nét đẹp đặc trưng của Dân ca Quan họ Bắc Ninh: tinh tế, duyên dáng, ý nhị.

- Chia câu hát trên bản nhạc:

Câu hát 1: Trèo lên quán i dốc ngồi gốc í i cây đa.

Câu hát 2: ta lí lí như cây đa í i.

Câu hát 3: Thấy i cô i phú lí tình là cô mặc áo vỏ già

Câu hát 4: ta lí lí như nâu non i vỏ (a) già/ ta lí lí như nâu non.


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo Bài 16 Hát Lí cây đa; Nhạc cụ thể hiện tiết tấu Bài thực hành số 4 , Tải giáo án trọn bộ Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo, Giáo án word Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo Bài 16 Hát Lí cây đa; Nhạc cụ thể hiện tiết tấu Bài thực hành số 4

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI