Soạn giáo án Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo Bài 12: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam; Nghe nhạc: Nghe liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 8 Bài 12: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam; Nghe nhạc: Nghe liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12:

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

- NGHE NHẠC: NGHE LIÊN KHÚC LƯU THỦY – KIM TIỀN – XUÂN PHONG – LONG HỔ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm và phân biệt được âm sắc của đàn tranh và đàn nguyệt.
  • Nêu được cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Chủ động trong học tập: biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. 
  • Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
  • Giải quyết được các yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV đề ra và sáng tạo trong hoạt động thực hành.

Năng lực riêng: 

    • Biết được đặc điểm và phân biệt được âm sắc của đàn tranh và đàn nguyệt.
  • Biết biểu đạt cảm xúc khi nghe liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực, tự giác trong học tập.
  • Yêu quê hương, đất nước.
  • Yêu mến, trân trọng và có ý thức bảo vệ, gìn giữ di sản âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
    • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
  • Hình ảnh một số nhạc cụ như đàn tranh, đàn nguyệt, video biểu diễn các nhạc cụ truyền thống Việt Nam (đàn tranh, đàn nguyệt để biểu diễn chủ đạo), máy chiếu, loa bluetooth.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu
  • PPDH: dùng lời, giải quyết vấn đề, dạy tích hợp.
  • KTDH: chia nhóm, động não, đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS kể tên các nhạc cụ dân tộc Việt Nam đã được học.
  4. Sản phẩm: HS kể tên các nhạc cụ dân tộc Việt Nam đã được học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mở 2 trích đoạn biểu diễn đàn tranh và đàn nguyệt và yêu cầu HS lắng nghe, quan sát và nhận dạng được đâu là đàn tranh, đâu là đàn nguyệt, cách nhạc công chơi từng loại nhạc cụ của hai loại nhạc cụ này.

+ Video 1: https://www.youtube.com/watch?v=tqvAXWBW3NE

+ Video 2: https://www.youtube.com/watch?v=PldH9Tyg5_g (0:20 – 1:17)

- GV nêu yêu cầu: Kể tên các nhạc cụ dân tộc Việt Nam mà em đã được học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, quan sát và nhận dạng vị trí của đàn tranh và đàn nguyệt trong 2 video, cách nhạc công chơi từng loại nhạc cụ của hai loại nhạc cụ này.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 trả lời: Các nhạc cụ trong 2 video là đàn tranh và đàn nguyệt. 

+ Video 1: Các nhạc công chơi đàn tranh: Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, rồi thả lỏng ra, ngón tay đeo nhẫn tì nhẹ lên cầu đàn. Khi đánh các dây đàn cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn. Cánh tay hãy hạ khép dần lại. Đánh các dây thấp, cổ tay tròn lại và hạ dần về phía trước đàn.

+ Video 2: Các nhạc công chơi đàn nguyệt: Sử dụng những ngón tay vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, hiện quả âm thanh gần giống như ngón vê.

+ Một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam: đàn bầu, đàn đá, đàn đáy, tì bà, đàn tam,…

- GV yêu cầu HS khác lắng, nhận xét câu hỏi của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 12: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu đàn tranh và đàn nguyệt

  1. Mục tiêu: Nhận biết những đặc điểm chính của đàn tranh và đàn nguyệt.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận và trình bày.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời về đặc điểm chính của đàn tranh và đàn nguyệt.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh về đàn tranh và đàn nguyệt:

- GV yêu cầu HS làm bài tập số 12 trong SBT tr.20.

- GV tổ chức chia lớp thành 2 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Mỗi nhóm đọc nội dung về đàn tranh hoặc đàn nguyệt trong SHS, tìm hiểu các đặc điểm chính của từng nhạc cụ (tên gọi khác, nhóm nhạc cụ, số dây, cấu trúc đàn, cách mắc dây, cách chơi đàn, âm sắc đặc trưng,…) và viết những đặc điểm chính của nhạc cụ đó lên giấy và ghi nhớ những ý vừa ghi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm: đọc nội dung và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Tìm hiểu đàn tranh và đàn nguyệt

- Đàn tranh

+ Là nhạc cụ thuộc nhóm dây gảy, thân đàn hình hộp, mặt đàn làm bằng gỗ xốp được uốn cong, trên hàng có ngựa đàn và các bộ phận để mắc dây.

+ Khi chơi đàn: tay phải dùng móng gảy trên dây; các ngón tay trái đặt lên dây đàn để rung, nhấn tạo cao độ và âm thanh mềm mại.

+ Âm sắc: trong trẻo, thánh thót, phù hợp với giai điệu vui tươi, trong sáng hoặc cảm xúc sâu lắng, ngọt ngào,…

- Đàn nguyệt

+ Là nhạc cụ thuộc nhóm dây gảy. Tên gọi bắt đầu từ đàn có bầu cộng hưởng hình tròn như Mặt Trăng; cần dây dài làm bằng gỗ cứng, trên có gắn các phím bằng gỗ.

+ Khi chơi đàn: Tay phải dùng miếng gảy để bật đàn, tay trái bấm lên dây đàn tì vào khoảng giữa các phím để tạo nên cao độ.

+ Âm sắc: giòn và sáng, phù hợp với những giai điệu vui tươi, rộn ràng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS thực hành nêu đặc điểm chính của đàn tranh và đàn nguyệt.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành
  4. Sản phẩm: Phần thực hành của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu 2 nhóm cử 5-6 bạn có trí nhớ tốt đại diện cho nhóm lên thực hiện trò chơi.

- GV treo lên bảng 2 tờ giấy A0 đã được chuẩn bị sẵn, 1 tờ ghi các cột của đàn tranh, 1 tờ của đàn nguyệt. 

- Lưu ý: Mỗi HS chỉ ghi 1 chi tiết, sau 2 hoặc 3 phút, GV hô dừng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi, ghi lại lên giấy các đặc điểm bằng các từ khóa.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

NGHE NHẠC: LIÊN KHÚC LƯU THỦY – KIM TIỀN – XUÂN PHONG – LONG HỔ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS kể tên các nhạc cụ dân gian Việt Nam.
  4. Sản phẩm: HS kể tên các nhạc cụ dân gian Việt Nam. 
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh.

- GV nêu yêu cầu: Kể tên các nhạc cụ dân gian của Việt Nam trong bức tranh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo Bài 12 Thường thức âm nhạc Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam; Nghe nhạc Nghe liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ, Tải giáo án trọn bộ Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo, Giáo án word Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo Bài 12 Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam; Nghe nhạc: Nghe liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI