Bài giảng điện tử dạy thêm Tiếng Việt 5 CTST bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì I (Tiết 2)
Tải giáo án điện tử dạy thêm tiếng Việt 5 bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì I (Tiết 2) chương trình mới sách chân trời sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 CTST.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG
CÁC EM ĐẾN
BUỔI HỌC NÀY!
KHỞI ĐỘNG
Mời các em cùng lắng nghe một bài hát trước khi bắt đầu buổi học.
TIẾT 2: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Luyện tập về từ đa nghĩa
Luyện tập về sử dụng từ điển
Luyện tập viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
Luyện tập mở rộng vốn từ: Tuổi thơ và Công dân
Luyện viết văn
1
2
3
NỘI DUNG BÀI HỌC
Luyện đọc
Ôn tập kiến thức tiếng Việt
Ôn tập phần Viết
1. LUYỆN ĐỌC
Luyện đọc các bài thơ, bài văn đã học trong nửa đầu học kì I.
Nhiệm vụ
• Phát âm rõ ràng, trôi chảy, truyền cảm.
• Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút.
• Ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Yêu cầu
2. ÔN TẬP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
THẢO LUẬN NHÓM
Từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa là gì?
Nêu cách sử dụng từ điển?
Nêu cách viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
Em hãy tìm những từ có cùng nghĩa với từ tuổi thơ và từ công dân?
TỪ ĐỒNG NGHĨA
Những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau (bố, cha,…).
Có những từ có thể thay thế cho nhau khi nói, viết (hổ, cọp,...).
Có những từ khi sử dụng cần có sự lựa chọn phù hợp (non sông, đất nước,...).
TỪ ĐA NGHĨA
Có hai nghĩa trở lên: một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.
Giữa các nghĩa có mối liên hệ với nhau.
CÁCH SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN
Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ.
Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra.
Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp.
Viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt người ta sử dụng danh từ chung.
Từ có cùng nghĩa với từ tuổi thơ:
Thuở nhỏ
Thơ ấu
Thời thơ ấu
Từ có cùng nghĩa với từ công dân:
Nhân dân
Dân
Dân chúng
3. ÔN TẬP PHẦN VIẾT
Bài văn tả phong cảnh thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
Viết chương trình hoạt động gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
Viết báo cáo công việc gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
Mở bài
Giới thiệu khái quát về phong cảnh.
Thân bài
Tả đặc điểm nổi bật của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Kết bài
Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh.
BẢN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Mục đích
Phân công chuẩn bị
Chương trình cụ thể
1. Phần mở đầu
Tên tổ chức viết báo cáo.
Quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức.
Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
2. Phần nội dung
Báo cáo cụ thể các hoạt động đã thực hiện.
Ý kiến đề xuất (nếu có).
3. Phần cuối
Chức vụ, họ tên và chữ kí của người đại diện tổ chức viết báo cáo.
Bài báo cáo công việc
LUYỆN TẬP
PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Trạng Lường Lương Thế Vinh - ông Trạng giỏi tính toán
Lương Thế Vinh sinh năm 1441 tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng học nhanh, sáng trí, sáng tạo trong việc học và chơi. Lần nọ, Vinh cùng bạn bè ngồi chơi dưới gốc cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau đo chiều cao của cây. Thay vì trèo lên cây, Lương Thế Vinh lấy một cây gậy đo chiều dài của nó rồi dựng gậy trên mặt đất, đo chiều dài bóng gậy. Sau đó, ông tiếp tục đo bóng cây. Tính nhẩm một lát, Vinh đưa ra kết quả. Đám bạn không tin bèn dùng dây thừng đo lại, được kết quả đúng như của Vinh.
Lần khác, Lương Thế Vinh cùng bạn chơi bóng, quả bưởi làm bóng rơi xuống hố. Cả bọn loay hoay, không làm thế nào lấy được. Ông nghĩ ra cách đổ nước vào hố để quả bưởi nổi lên.
Nhờ tài toán học, Lương Thế Vinh không ít lần giúp những người xung quanh. Có lần, ông đến một khúc sông, thấy mấy người đang tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Ông bèn đề nghị mọi người không bơi qua sông mà tìm cho ông mấy cái cọc. Ban đầu, mấy người này không tin nhưng khi thấy Vinh đóng cọc, ước lượng khoảng cách rồi tính nhẩm và công bố chiều rộng con sông, họ hoàn toàn thán phục tài năng của chàng trai trẻ. Thực tế, Lương Thế Vinh sử dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để tính khoảng cách giữa hai bờ sông.
Với tài trí hơn người, Lương Thế Vinh nhanh chóng nổi tiếng học giỏi khắp vùng Sơn Nam. Vì thế, người ta thường so sánh ông với Quách Đình Bảo. Cùng dùi mài kinh sử nhưng hai ông có phương pháp học hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Bảo ngày đêm vùi đầu khổ luyện, Vinh lại chơi nhiều hơn học. Tương truyền, trước kỳ thi Đình, Lương Thế Vinh sang làng của Quách Đình Bảo, định bàn chuyện cùng về kinh ứng thí. Khi nghỉ ngơi tại quán nước đầu làng, nghe người dân kể chuyện Bảo học quên ăn quên ngủ, ông quyết định quay về, không tán thành cách học của Bảo.
Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Là người quang minh, lỗi lạc lại tài trí, Vinh được triều đình trọng dụng. Ông giữ nhiều chức quan quan trọng trong Hàn lâm viện, đồng thời là một trong số 28 thành viên của hội thơ Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông thành lập. Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất của ông cho nước nhà lại thuộc về lĩnh vực Toán học. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có nhiều sáng kiến trong đời sống.
Có lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Vinh, nhờ ông cân giúp một con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.
Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu. Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi tính ra ngay độ dày của mỗi trang sách. Sứ thần hết sức khâm phục tài trí của Trạng nguyên nước Việt.
Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách. Mỗi quy tắc tính toán đều được ông tóm tắt bằng một bài thơ cho dễ nhớ. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sử dụng.
(Theo sách Kể chuyện thần đồng Việt Nam)
Câu 1: Lương Thế Vinh đỗ Trạng Nguyên năm bao nhiêu tuổi?
A. 18 tuổi.
C. 20 tuổi.
B. 19 tuổi.
D. 21 tuổi.
D. 21 tuổi.
Câu 2: Khi quả bưởi làm bóng rơi xuống hố,
Lương Thế Vinh đã làm gì để lấy nó lên?
A. Dùng gậy chọc nó lên.
C. Dùng vợt để đưa nó lên.
B. Đổ nước vào hố cho nó
nổi lên.
D. Nhảy xuống hố để
nhặt nó lên.
B. Đổ nước vào hố cho nó
nổi lên.
Câu 3: Lương Thế Vinh đóng góp lớn nhất cho nước nhà
về lĩnh vực gì?
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint tăng cường Tiếng Việt 5 CTST
Powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 CTST, giáo án điện tử dạy thêm bài Ôn tập và Đánh giá giữa học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo, giáo án PPT dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài Ôn tập và Đánh giá giữa học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác