Trong bài Từ nhiều nghiã trong bài Ngữ văn 6, em đã tìm ra đặc điểm nhận thức....

5. Trong bài Từ nhiều nghĩa của Ngữ văn 6, em đã tìm ra đặc điểm nhận thức của người Việt: Dùng hiểu biết của cây cỏ để nói về chính tả bản thân mình (Ví dụ: gương mặt tươi sáng như bông hoa hướng dương). Theo em, quy luật nhận thức đó có được thể hiện trong bài ca dao số 3 không? Nếu có thì hình ảnh nào của bài ca dao phản ánh quy luật nhận thức này? Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh đó với hình ảnh người phụ nữ được nói tới trong bài ca dao. Nếu em có ý kiến khác hãy giải thích.


  • Theo em, quy luật nhận thức đó có được thể hiện trong bài ca dao số 3.
  • Hình ảnh phản ánh quy luật này là: "thân em như trái bần trôi"
  • Mối liên hệ hình ảnh trái bần trôi với người phụ nữ là: Hình ảnh trái bần trôi nổi không biết tấp vào đâu, không vậy mà còn bị gió đạp, sóng dồi. Đó là những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm của cuộc sống mà người phụ nữ phải đối mặt. Trái bần cứ trôi nổi vô định không có chỗ dung thân, không biết trôi về phương hướng nào. Nó chỉ mong được dạt, được tấp vào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

Từ khóa tìm kiếm Google: phát triển năng lực ngữ văn 7 tập 1, những câu hát than thân, bài tập 5 trang 28

Bình luận

Giải bài tập những môn khác