Nội dung chính bài: Hoán dụ

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Hoán dụ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
    • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
    • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
    • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
    • Lấy cái cụ thể để gọi cái từu tượng

B. Nội dung chính cụ thể

1. Hoán dụ là gì?

Có nhiều khái niệm khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là hoán dụ gọi tên các sự vật, các hiện tượng hoặc khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Chúng đều có nhiều nét gần gũi với nhau nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.

  • VD: “ Mồ hôi mà đổ xuống đồng - Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương." Từ "Mồ hôi" trong câu ca dao trên được sử dụng để hoán dụ cho quá trình lao động nặng nhọc vất vả.

So sánh giữa hai phép tu từ hoán dụ và ẩn dụ:

  • Giống nhau: Hai phép tu từ trên đều là cách thay tên đổi họ cho sự vật dựa trên các phép liên tưởng, so sánh và được đặt trong văn cảnh cụ thể.

Khác nhau:

  • Ẩn dụ: cả hai vế A và B đều có quan hệ tương đồng (giống nhau).
  • Hoán dụ thì A và B có quan hệ gần gũi, thường đi liền với nhau.

2. Các kiểu hoán dụ.

Thông thường có 4 kiểu hoán dụ thường gặp đó là:

  • Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
    • VD:  Đàn bà dễ có mấy tay.Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (thơ Nguyễn Du), thì các từ tay, mặt, gan không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để chỉ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để chỉ chính con người.
  • Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
    • VD: “ Vì sao trái đất nặng ân tình. Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”. =>Trái đất là vật chứa đựng, bởi nó là từ chỉ ý nghĩa tổng quát, bao trùm lên tất cả. Nó biểu thị cho tất cả con người sống trên mặt đất là vật bị chứa đựng. Vì thế trái đất ở đây là hình ảnh hoán dụ.
  • Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.
    • VD: “vàng bạc đeo đầy người” thì vàng, và bạc là chất liệu lại được hoán dụ để chỉ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền... của người đeo nó).
  • Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.
    • VD: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”=> Lấy “ Một cây” để nói toàn thể, ý nghĩa của phép hoán dụ trên nói lên sức mạnh sự đoàn kết của dân tộc, khuyên chúng ta nên đoàn kết để giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Xem toàn bộ: Soạn bài: Hoán dụ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều