[Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 92

Hướng dẫn soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 92 sgk văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Từ đồng âm và từ đa nghĩa 

1. Trong ba trường hợp sau ta có một từ bóng đa nghĩa hay có các từ bóng đồng âm với nhau? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp. 

a. Lờ đờ bóng ngả trăng nghênh
Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non
b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc.
c. Mặt bàn được đánh véc - ni thật bóng.

2. Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong các câu sau. Theo em, đó có phải là từ đồng âm hay không. Vì sao?

a. - Đường lên xứ Lạng bao xa.
    - Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường. 
b. - Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
    - Tôi mua bút này với gia hai mươi nghìn đồng. 

3. Nghĩa của từ trái trong những trường hợp sau đây có liên quan gì với nhau không? Vì sao?

a. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái.
b. Bố vừa mua cho em một trái bóng.
c. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

4. Xác định từ đồng âm và từ đa nghĩa trong các câu sau: 

a. Con cò có cái cổ cao.
b. Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao câu
c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.
5. Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.
Tìm thêm một số từ ngữ có từ nặng được dùng với nghĩa khác

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Nêu khái niệm từ đồng âm, từ đa nghĩa. Cho ví dụ.

Câu hỏi 2: Trường hợp nào chứa từ đa nghĩa trong những câu dưới đây? Vì sao?

  1. Tôi nghe thấy tiếng chim hót ngoài vườn
  2. Xoài vùng này ngon có tiếng
  3. Nam làm bài hết một tiếng.

Câu hỏi 3: Chỉ ra sự khác nhau của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu.

b) Bò kéo xe - 2 bò gạo - cua bò.

c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

Câu hỏi 4: “Tấm” là một từ đa nghĩa. Theo em, từ “tấm” được tác giả sử dụng trong dòng thơ thứ hai có nghĩa gì?

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách kết nối tri thức lớp 6, văn 6 tập 1 sách kết nối tri thức, soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 văn 6 tập 1 kết nối tri thức, soạn văn 6 sách kết nối tri thức, sách kết nối tri thức NXBGD

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo