Tóm tắt kiến thức ngữ văn 6 kết nối bài: Thực hành tiếng Việt trang 92

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 6 kết nối tri thức bài: Thực hành tiếng Việt trang 92. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ ĐA NGHĨA

- Từ đồng âm là từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan với nhau;

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, các nghĩa khác nhau lại có liên quan với nhau.

II. GỢI Ý GIẢI SGK

Bài tập 1

a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh → bóng: hình ảnh của vật do phản chiếu mà có;

b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc → bóng: quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao;

c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng → bóng: nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mặt gương.

→ Những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì với nhau → từ đồng âm.

Bài tập 2

a. - Đường lên xứ Lạng bao xa → đường: chỉ khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác;

- Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường → đường: chỉ chất kết tinh có vị ngọt, dùng trong thực phẩm;

b. – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát → đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt;

- Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng → đồng: đơn vị tiền tệ

→ Những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì với nhau → từ đồng âm.

Bài tập 3 

a. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái

b. Bố vừa mua cho em một trái bóng

c. Cách một trái núi với ba quãng đồng

→ Trái trong ba ví dụ đều biểu thị sự vật có dạng hình cầu → Từ đa nghĩa.

Bài tập 4

a. Con cò có cái cổ cao → Cổ: chỉ một bộ phận cơ thể, nối đầu với thân;

b. Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ → Cổ: chỗ eo ở gần phần đầu của một đồ vật, giống hình dáng cái cổ

→ Từ đa nghĩa.

c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp của riêng Hà Nội → Cổ: tính từ, chỉ sự cổ kính, lâu đời, không liên quan gì đến nghĩa của từ cổ trong hai câu a. và b. → Từ đồng âm.

Bài tập 5 

- Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non

→ Nặng: tính chất, mức độ nhiều tình cảm.

- Một số ví dụ có từ nặng được dùng với nghĩa khác:

+ Túi hoa quả này nặng quá ;

+ Em rất buồn vì bà nội bị ốm nặng.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 6 KNTT bài: Thực hành tiếng Việt trang 92, kiến thức trọng tâm ngữ văn 6 kết nối bài: Thực hành tiếng Việt trang 92, Ôn tập văn 4 kết nối bài: Thực hành tiếng Việt trang 92

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều