[Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Bắt nạt

Hướng dẫn soạn bài: Bắt nạt trang 27 sgk văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và bị bắt nạt?

Trả lời:

Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ :

  • Với các bạn bắt nạt: Nhân vật đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ như: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây. Vì bắt nạt là người rất xấu, rất hôi. Dù bị bắt nạt quen rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt. Sau cùng, nhân vật bày tỏ thái độ nếu đi bắt nạt người khác thì hãy đọc bài thơ này và đến gặp nhân vật ngay. 
  • Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non".

Câu 2: Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

Trả lời:

Cụm từ "bắt nạt" xuất hiện 17 lần trong bài thơ. Tác dụng của việc lặp lại rất nhiều lần cụm từ này là nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nếu bắt nạt người khác thì đó chính là người xấu. Đồng thời khuyên nhủ các bạn nên làm những việc có ý, tích cực tạo nên sự vui vẻ, yêu đời hơn. 

Câu 3: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?

Trả lời:

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là: Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ. 

Câu 4: Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.

Trả lời

Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:

  • Bị bắt nạt: Em nói với ông bà, bố mẹ hoặc thầy cô giáo để người lớn nói chuyện, tìm cách giải quyết, giúp đỡ cho em
  • Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa. 

Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt, nói chuyện với người lớn để được giúp đỡ. Cần học tập, vui chơi tích cực để tránh xa những thói hư, tật xấu. 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Chỉ ra bố cục của tác phẩm.

Câu hỏi 2: Hãy cho biết những câu hỏi tu từ trong bài thơ mà tác giả đưa ra muốn truyền tải điều gì?

Câu hỏi 3: Chỉ ra những biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu hỏi 4: Khi mình bị bắt nạt và khi gặp người khác bị bắt nạt, em sẽ giải quyết những tình huống đó như thế nào?

Câu hỏi 5: Cho biết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Câu hỏi 6: Em có cảm nhận như thế nào về vấn đề bắt nạt bạn bè sau khi đọc xong bài thơ Bắt nạt?

Câu hỏi 7: Từ văn bản Bài học, em hãy suy nghĩ về vấn đề bạo lực học đường trong nhà trường hiện nay. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách kết nối tri thức lớp 6, văn 6 tập 1 sách kết nối tri thức, soạn bài [TÊN BÀI HỌC] văn 6 tập 1 kết nối tri thức, soạn văn 6 sách kết nối tri thức, sách kết nối tri thức NXBGD

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo