[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112

Hướng dẫn học bài : Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112 sgk ngữ văn 6 tập 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Thống kể tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

Câu 2. Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6 tập hai theo mẫu sau:

VD: Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh hỗn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

Câu 3. Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn); thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

VD: Văn bản nghị luận:

- Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.

Câu 4. Thống kê các văn bản văn học (truyện, thơ) đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6: từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách

(Gợi ý: Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thơ là tập một tập trung vào thơ lục bát, tập hai tập trung vào thơ có yếu tô tự sự, miêu tả).

Câu 5. Thống kê các văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6, từ đó, nhận xét sự khác biệt về nội dung đề tài của mỗi loại văn bản ở hai tập sách (Gợi ý: Sự khác biệt về nội dung để tài của văn bản nghị luận là ở Ngữ văn 6, tập một học về nghị luận văn học, Ngữ văn 6, tập hai học về nghị luận xã hội

VIẾT

Câu 6. Thống kê tên các kiêu văn bản đã được luyện viết trong sách Ngữ văn 6. tập hai.

Câu 7. Nêu và chỉ ra mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu câu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

Câu 8. Chỉ ra ý nghĩa và tác dụng của việc tạo lập một văn bản có minh hoạ hình ảnh, bảng biểu, đồ thị,... (văn bản đa phương thức).

NÓI VÀ NGHE

Câu 9. Nêu các yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

Các yêu cầu này có mối quan hệ thế nào với yêu câu đọc và viết?

TIẾNG VIỆT

Câu 10. Các nội dung tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai là những nội dung nào?

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

ÔN TẬP PHẦN 1

Câu hỏi 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.

Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.

Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.”

(Ayn Rand, Suối nguồn, NXB Trẻ TP HCM, 2017, tr1174)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng loài người có thể tồn tại theo những cách nào?

3. Tìm các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích.

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

5. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép thế được sử dụng trong đoạn trích.

6. Việc tác giả khẳng định trong câu mở đầu đoạn trích “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa gì?

Câu hỏi 2: Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau đây:

Từ Hán Việt

Từ thuần Việt tương ứng

thiên địa

 

giang sơn

 

huynh đệ

 

nhật dạ

 

phụ tử

 

quốc gia

 

tiền hậu

 

tiến thoái

 

sinh tử

 

ca sĩ

 

phụ huynh

 

Câu hỏi 3: Điền các trạng ngữ đã cho vào chỗ trống sao cho trạng ngữ vừa phù hợp về nội dung với câu, vừa có tác dụng liên kết với các đoạn trong câu:

Mỗi lần Tết đến

Từ ngày còn ít tuổi

Trong tranh

a. Bố mẹ tôi kéo tôi qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương. ………., một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. (Tạ Duy Anh)

b. …......... tôi đã thích những tranh lợn gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. ………. đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. (Nguyễn Tuân)

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách cánh diều lớp 6, ngữ văn 6 sách cánh diều, giải văn 6 tập 2 sách mới, bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112 sách cánh diều phần Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112 , sách cánh diều văn 6 tập 2 nxb sư phạm , bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112văn 6 tập 2 sách mới

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo