Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

ÔN TẬP PHẦN 1

Câu hỏi 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.

Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.

Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.”

(Ayn Rand, Suối nguồn, NXB Trẻ TP HCM, 2017, tr1174)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng loài người có thể tồn tại theo những cách nào?

3. Tìm các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích.

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

5. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép thế được sử dụng trong đoạn trích.

6. Việc tác giả khẳng định trong câu mở đầu đoạn trích “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa gì?


1. PTBĐ: Nghị luận.

2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng loài người có thể tồn tại theo những cách: làm việc độc lập với bộ óc của mình, ăn bám vào bộ óc của người khác.

3. Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích:

- cơ bản

- tự nhiên

- chinh phục

- động lực

- tồn tại

- thông qua

- lao động

 

- độc lập

- trung gian

- mục đích

 

- sáng tạo

- quan tâm

- thứ cấp

 

4. Phép điệp được sử dụng trong đoạn văn:

- Sử dụng cấu trúc “Người sáng tạo… Kẻ ăn bám…”, “mối quan tâm của người sáng tạo là… mối quan tâm của kẻ ăn bám là…”

→ Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu văn đồng thời nhấn mạnh sự khác biệt của người sáng tạo và kẻ ăn bám.

5. Phép thế được sử dụng trong đoạn văn:

- Từ “anh ta” thay thế cho “loài người”, “người sáng tạo” và “kẻ ăn bám”.

- Cụm từ “cách thứ nhất” thay thế cho “làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta”, cụm từ “cách thứ hai” thay thế cho “trở thành kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác”.

→ Tác dụng: từ ngữ trong đoạn văn trở nên phong phú, tránh được lỗi lặp từ, khiến cho giọng điệu trở nên khách quan, phù hợp với thể văn nghị luận.

6. Việc tác giả khẳng định trong câu mở đầu đoạn trích “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa: khẳng định con người cần phải lao động sản xuất để tồn tại và phát triển.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo