Soạn bài: Hoán dụ

Hóa dụ là một biện pháp tu từ làm cho hình ảnh nói đến tăng sức gợi hình, gợi cảm. Giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học Tech12h xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài: Hoán dụ

I – HOÁN DỤ LÀ GÌ ?

1. Các từ in đậm trong câu thơ sau chỉ ai ?

           Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

Các từ in đậm trong câu thơ dùng để chỉ:

  • Áo nâu: chỉ người nông dân; 
  • Áo xanh: chỉ người công nhân;
  • Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; 
  • Thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.

2. Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?

Mối quan hệ giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ là:

  • Người nông dân Việt Nam trước đây thường mặc áo nhuộm nâu.
  • Người công nhân làm việc thường mặc áo xanh. Ta cũng gọi là màu xanh công nhân.
  • Vùng nông thôn và nơi làm nghề nông, nơi cư trứ của đa số người Việt Nam vốn là nông dân.
  • Vùng thị thành có nhiều loại người khác nhau như thương gia, trí thức, các công chức, nhưng trong thế đối ứng của câu thơ thì Công nhân vẫn là đối tượng cần kêu gọi.

3. Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này.

Tác dụng của cách diễn đạt này:

  • Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép ẩn dụ là mối quan hệ giống nhau;
  • Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi, không phải quan hệ giống nhau.

Ghi nhớ

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

II – CÁC KIỂU HOÁN DỤ

1. Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào ?

a)               Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

b)         Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

c)     Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

(Tố Hữu)

Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động;

Một, ba: vốn là những từ biểu thị số lượng cụ thể, ở đây được dùng để biểu thị chung về số lượng ít (một), số lượng nhiều (ba), không còn mang ý nghĩa số lượng cụ thể, xác định nữa;

Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.

2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?

Quan hệ của của các từ in đậm với sự vật mà nó biểu thị là:

Cái dùng để biểu thị

Kiểu quan hệ

Cái được biểu thị

Áo nâu, áo xanh

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Người nông dân, người công nhân

Nông thôn, thị thành

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

Những người ở nông thôn, những người ở thành thị

Bàn tay

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

Nh\ngx người lao động, sức lao động

Một, ba

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Số lượng ít, số lượng nhiều

Đổ máu

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Xảy ra chiến sự

3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng đẻ tạo ra phép hoán dụ.

Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng đẻ tạo ra phép hoán dụ là:

  • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Ghi nhớ

bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:

  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
  • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
  • Lấy cái cụ thể để gọi cái từu tượng

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2

Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.

a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

(Hồ Chí Minh)

b)     Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

(Hồ Chí Minh)

c)     Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

d)    Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

(Tố Hữu)

Câu 2: Trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2

Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Hoán dụ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo