Nội dung chính bài Ca dao hài hước

Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Ca dao hài hước"


 [toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Thể loại: Ca dao hài hước bằng nghệ thuật trào lộng, hóm hỉnh thể hiện niềm tin, lạc quan vào cuộc sống của nhân dân lao động.
  • Có hai loại ca dao hài hước:
    • Ca dao tự trào (tự cười mình): là những bài ca dao vang lên tiếng cười chính mình, tự cười bản thân, tiếng cười lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh sống vui vẻ, làm động lực tinh thần đối mặt với những lo toan vất vả của cuộc sống.
    • Ca dao châm biếm: dùng những lời nói châm biếm mỉa mai phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, có ý nghĩa điển hình.

2. Phân tích văn bản

a. Bài số 1: Đây là lời đối đáp, vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó mang đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

  • Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây rất đặc biệt:
    • Việc dẫn cưới: Chàng trai có những dự định lớn: muốn có một hôn lễ linh đình nhưng vì những lí do khách quan mà không thể thực hiện được. Cụ thể như dẫn voi thì sợ quốc cấm, dẫn trâu thì sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ co gân, nên chàng trai đã quyết định “Dẫn con chuột béo mời dân mời làng”. Lí lẽ này thật thông minh, hóm hỉnh.
    • Việc thách cưới: cô gái thách cưới chàng trai một “nhà khoai lang”, nghe có vẻ là dễ nhưng cô gái hiểu rõ hoàn cảnh của chàng trai không thể đáp ứng nên chỉ cần một nhà khoai lang thôi cũng là đủ rồi.

Qua đây, chúng ta nhận thấy, người nông dân đã tự cười vào chính cái nghèo của mình. Họ không hề cảm thấy mặc cảm mà còn bằng lòng, sẵn sàng chấp nhận cái nghèo. Từ đó, chúng ta càng cảm thấy khâm phục hơn nhân cách và quan niệm sống của họ.

b. Bài số 2: 

  • Trong bài ca dao này, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật phóng đại cùng thủ pháp đối lập nhằm châm biếm những người đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai. Họ yếu đuối đến mức chỉ gánh được “hai hạt vừng”.

c. Bài số 3: 

  • Tác giả dân gian đã mượn lời than thở của người vợ để làm nổi bật, đồng thời, phê phán, lên án sự lười nhác, thảm hại của ông chồng vô tích sự chỉ biết “ ngồi bếp sờ đuôi con mèo”.

d. Bài số 4: 

  • Đây là bài ca dao chế giễu những người phụ nữ có tính tình đỏng đánh, vô duyên. Với nghệ thuật phóng đại tài tình, tác giả dân gian đã mang đến tiếng cười, châm biếm nhẹ nhàng với loại phụ nữ này. Bên cạnh đó, tác giả dân gian vẫn nhẹ nhàng chê thứ tình yêu mù quáng, không biết sửa chữa khiếm khuyết cho nhau “chồng yêu chồng bảo…”

Như vậy, tiếng cười trong bài ca dao 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, châm biếm và phê phán xã hội, phê phán nội bộ nhân dân, nhằm nhắc nhở con người ta tránh những thói hư, tật xấu.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Phân tích chi tiết văn bản

a. Bài ca dao số 1:

  • Lời chàng trai về lễ vật dẫn cưới:
    • Cách nói khoa trương, phóng đại: Dẫn voi - dẫn trâu - dẫn bò. Đây đều là những lễ vật sang trọng.
    • Cách nói giả định: “toan dẫn” là cách nói thường gặp của các chàng trai nghèo đang yêu ngày xưa.
    • Cách nói đối lập: Dẫn voi >< Sợ quốc cấm; dẫn trâu >< Sợ họ máu hàn; dẫn bò >< Sợ họ nhà nàng co gân.

Chàng trai là người cẩn thận, biết quan tâm và tôn trọng gia tộc nhà cô gái. Đồng thời, chàng còn là người khéo léo, có lí, có tình, dễ tạo được sự cảm thông của mọi người và nhất là của cô gái.

    • Cách nói giảm dần: voi → trâu → bò → chuột.
    • Chi tiết hài hước “Miễn là có thú bốn…”

Tiếng cười bật lên, vì:

    • Lễ vật của anh “sang trọng”, khác thường quá, cũng là loài “thú bốn chân” ngang tầm với voi, trâu, bò.
    • Chàng trai khéo nói quá.
    • Gia cảnh thực của chàng trai: rất nghèo.
    • Tính cách của chàng trai: cẩn thận, chu đáo, khéo léo, dí dỏm, ưa trào lộng.
  • Lời cô gái:
    • Lời đánh giá về lễ vật dẫn cưới của chàng trai: Sang, có giá trị cao, đàng hoàng, lịch sự. Ở đây nói lên tấm lòng bao dung của cô gái cùng chung cảnh ngộ với chàng trai.
    • Cách nói về lễ vật thách cưới: Cách nói đối lập: Người ta thách lợn, gà >< Nhà em thách một nhà khoai lang. “Một nhà khoai lang” có 2 cách hiểu: số lượng bằng một nhà hoặc cả nhà, cả họ nhà khoai lang (củ to, củ nhỏ, củ rím, củ hà,...)

Lễ vật “một nhà khoai lang” vừa khá lớn lại vừa thật bình dị mà khác thường của lề vật thách cưới của gia đình cô gái làm bật lên tiếng cười.

    • Lời giải thích của cô gái về việc sử dụng lễ vật thách cưới: Củ to - mời làng; củ nhỏ - họ hàng ăn chơi, củ mẻ - con trẻ ăn chơi, củ rím, củ hà - lợn, gà ăn thể hiện sự đảm đang, tháo vát, tình cảm đậm đà của cô gái nghèo với họ hàng, gia đình, làng xóm.

Cuộc sống sinh hoạt hoà thuận, nghĩa tình trong nhà ngoài xóm của nhân dân lao động.

    • Cách nói giảm dần: Củ to, củ nhỏ, củ mẻ, củ rím, củ hà thể hiện tính hất trào lộng, đùa vui.

Là lời thách cưới khác thường, vô tư, thanh thản, tràn đầy lòng lạc quan yêu đời.

b. Bài ca dao số 2: 

  • Đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai
  • Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:
    • Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng
    • Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”

c. Bài ca dao số 3: 

  • Chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn.
  • Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập:
    • Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài
    • Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.

d. Bài ca dao số 4:

  • Chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí.
  • Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian:
    • Lỗ mùi mười tám gánh lông
    • Đêm nằm ngáy o o
    • Đi chợ hay ăn quà
    • Trên đầu những rác cùng rơm
  • Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội

3. Tổng kết:

  • Nội dung: Nói về các hiện tượng trong cuộc sống một cách hài hước, đem lại tiếng cười trong cuộc sống lao động vất vả, đồng thời cũng mỉa mai, chấm biếm những thói hư tật xấu của xã hội.
  • Nghệ thuật: Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập; khắc họa nhân vật bằng nét điển hình có giá trị khái quát cao; dùng ngôn từ đời thường có tính mỉa mai, châm biếm; tạo nhiều liên tưởng độc đáo
  • Ý nghĩa: Góp phần làm phong phú cho thơ ca dân gian Việt Nam và nói lên những vấn nạn trong xã hội. 

Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Ca dao hài hước

Bình luận

Giải bài tập những môn khác