Giải mở đầu trang 45 sgk Toán 8 tập 2 CD
MỞ ĐẦU
Phương trình bậc nhất một ẩn giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề trong toán học cũng như trong thực tiễn.
Chẳng hạn, trong kho tàng văn hóa dân gian Hy Lạp có bài toán cổ như sau:
Một người hỏi nhà toán học Pythagore rằng ông có bao nhiêu học trò. Ông trả lời: "Một nửa số học của tôi học Toán, một phần tư học Nhạc, một phần bảy đăm chiêu, ngoài ra có ba cô gái".
Câu hỏi: Hỏi nhà toán học Pythagore có bao nhiêu học trò?
Gọi số học trò của nhà toán học Pythagore là x ($x\in \mathbb{N}^{*}$)
Khi đó: Số học trò học Toán là $\frac{x}{2}$; số học trò học Nhạc là $\frac{x}{4}$; số học trò đăm chiêu là $\frac{x}{7}$.
Theo giả thiết, ta có phương trình:
$\frac{x}{2}$ + $\frac{x}{4}$ + $\frac{x}{7}$ + 3 = x
$\frac{25x+84}{28}$ = x
25x + 84 = 28x
3x = 84
x = 28
Vậy số học trò của nhà toán học Pythagore là 28.
Bình luận