Đọc/ hồi tưởng lại một truyện ngắn mang lại cho em nhiều cảm xúc....

10. Đọc/ hồi tưởng lại một truyện ngắn mang lại cho em nhiều cảm xúc và trả lời các câu hỏi sau:

a. Cảm xúc đó là gì? Ghi lại cảm xúc của em khi đọc/ hồi tưởng lại.

b. Liệt kê theo thứ tự những chi tiết em cho là hấp dãn của truyện? Vì sao em cho rằng đấy là những chi tiết hay nhất?

c. Em có biết thông tin về tác giả của truyện đó không? Hãy tưởng tượng cảm xúc của tác giả khi viết truyện đó.

d. Làm việc theo nhóm cùng trao đổi: Ấn tượng của em về những truyện ngắn mà mình yêu thích.

e. Trình bày trước lớp về truyện ngắn mà em yêu thích.


a. Câu truyện Cuộc chia tay của nhưng con búp bê. Em thấy rất buồn khi đọc câu truyện này.

b. Các chi tiết:

  • Khi Thành đi đá bóng bị rách áo, Thuỷ đã mang kim ra tận sân vận động để vá áo cho anh.
  • Ngược lại, Thành thường giúp em mình học. Chiều chiều lại đón em ở trường về.
  • Lúc chia tay, Thành đã nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại sợ anh không có người gác đêm nên cứ một mực buộc anh phải nhận giữ con Vệ Sĩ.

Vì các chi tiết trong truyện cho thấy hai anh em Thành, Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.

c. Tác giả Khánh Hoài:

  •  Khánh Hoài, bút danh khác là Bảo Châu, tên khai sinh là Đỗ Văn Xuyền, sinh năm 1937
  •  Quê gốc ở xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
  •  Các tác phẩm đã xuất bản: Trận chung kết (truyện dài, 1975), Những chuyện bất ngờ (truyện vừa, 1978), Cuộc chia tay của những con búp bê (truyện, 1992), Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà (hay Băng ngũ hồ, truyện vừa, 1993-1994)…

Khi viết truyện đó, tác giả thấy rất buồn và nuối tiếc vì tác giả thấy được tình cảm anh em, tình cảm gia đình thắm thiết. Đồng thời, phản ánh hiện tượng xã hội: li hôn và hậu quả của nó.

d. Ấn tượng của em về những câu truyện ngắn mà em thích vì truyện ngắn luôn gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. 


Từ khóa tìm kiếm Google: phát triển năng lực ngữ văn 7 tập một, bài 13: Tiếng gà trưa, điệp ngữ, Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, Làm thơ lục bát

Bình luận

Giải bài tập những môn khác