Đề số 6: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 3 Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
ĐỀ 6
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các nước tư bản phương Tây có mặt ở Đông Nam Á sau:
- A. Các cuộc phát kiến địa lí
- B. Thế kỉ XIX
- C. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
- D. Chiến tranh thế giới lần thứ hai
Câu 2: Sự kiện nào đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
- A. Anh ép Brunei kí Hiệp ước Labuan năm 1846, cho phép Anh làm chủ vùng đất này.
- B. Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca, làm chủ cửa ngõ đi từ Ấn Độ Dương vào vùng biển Đông.
- C. Chiến hạm Anh đổ bộ vào Mandalay năm 1885, chính thức mở ra một thời đại mới trong lịch sử Đông Nam Á.
- D. Chiến hạm Anh đổ bộ vào Malacca năm 1883, chính thức mở ra một thời đại mới trong lịch sử Đông Nam Á.
Câu 3: Trong các thế kỉ XVI – XIX, đâu không phải một thủ đoạn/cách thức để thực dân phương Tây từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á?
- A. Ngoại giao, buôn bán
- B. Truyền giáo
- C. Khống chế chính trị ép kí hiệp ước
- D. Hỗ trợ tiền tài, vật lực để đưa các nước trở nên giàu có, văn minh
Câu 4: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã:
- A. Thiết lập được các chính sách pháp luật hiện đại.
- B. Căn bản hoàn thành cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp
- C. Quá độ lên chế độ xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị chuyển sang tư bản chủ nghĩa
- D. Tiến hành xong các cuộc cách mạng công nghiệp.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Trình bày những nét chính về tình hình văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Câu 2: Nhận xét về các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á.
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | B | D | B |
Tự luận:
Câu 1:
- Văn hóa:
+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.
+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.
- Xã hội:
+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.
+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề.
+ Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 2:
- Tinh thần và ý chí chiến đấu quật cường, mỗi người dân góp một phần sức lực nhỏ bé của mình công cuộc bảo vệ sự tồn vong của quốc gia dân tộc.
- Quá trình đấu tranh chống xâm lược diễn ra không cùng thời điểm cụ thể, không giống nhau về hình thức, lại khác về phương pháp đấu tranh, nhưng lại có điểm chung.
- Trong quá trình xâm lược, thực dân phương Tây vấp phải sự kháng cự kéo dài và kiên cường, liên tục của nhân dân từng nước.
Bình luận