Đề số 1: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

ĐỀ 1

Trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp làm gì ở Mã Lai và Miến Điện?

  • A. Nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân
  • B. Tranh chấp ảnh hưởng 
  • C. Phối hợp phát triển kinh tế
  • D. Tiến hàng phát kiến địa lý.

Câu 2: Giữa thế kỉ XVI, nước nào bị thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm gần hết và áp đặt ách thống trị suốt 350 năm?

  • A. Indonesia
  • B. Malaysia
  • C. Myanmar
  • D. Philippines

Câu 3: Thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Thái Lan khi nào?

  • A. Từ thế kỉ XVI
  • B. Giữa thế kỉ XIX
  • C. Đầu thế kỉ XX
  • D. Giữa thế kỉ XX

Câu 4: Chính quyền thực dân làm gì để dễ bề cai trị một nước hoặc một vùng thuộc địa?

  • A. Tiến hành phát xít hoá chính quyền thuộc địa, bắt phải phục tùng vô điều kiện.
  • B. Chia nước/vùng đó thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau
  • C. Tước khí giới, ra lệnh giới nghiêm trên khắp lãnh thổ
  • D. Tiến hành khai thác thuộc địa.

Câu 5: Đâu là nét nổi bật về chính trị ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?

  • A. Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào chính quyền.
  • B. Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.
  • C. Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
  • D. Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành, chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.

Câu 6: Ở Indonesia, sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ thì:

  • A. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra
  • B. Người dân nơi đây được hưởng chế độ của người Hà Lan bản địa.
  • C. Đất nước trở nên hoang tàn, không còn sức sống.
  • D. Đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 7: Du nhập của văn hoá phương Tây đã có tác động gì với nước Đông Nam Á?

  • A. Làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước
  • B. Giúp cho truyền thống văn hoá bản địa được truyền bá đi nhiều nước.
  • C. Làm biến đổi thể chế chính trị, khiến cho văn hoá truyền thống bị mai một
  • D. Làm cho đời sống nhân dân sung túc.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX?

  • A. Vì muốn độc chiếm nhục đậu khấu và đinh hương, năm 1667, người Hà Lan đã đổi thuộc địa Manhattan của họ cho người Anh để lấy đảo Run thuộc quần đảo hương liệu Banda của Indonesia ngày nay.
  • B. Người Anh xây dựng Singapore thành “nước Anh" ở Đông Nam Á nên có những chính sách phát triển đặc biệt, tạo ra khoảng cách lớn với Johor Baru, vùng thuộc địa của Hà Lan.
  • C. Từ năm 1571, Tây Ban Nha cai trị trực tiếp Philippines. Tên nước được đặt theo tên Thái tử Philip của Tây Ban Nha.
  • D. Miến Điện bị sáp nhập, trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc địa, đứng đầu là Toàn quyền người Anh, dưới các khu vực cũng là Tổng đốc người Anh.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX?

  • A. Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm và hình thức đấu tranh nhưng đều cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân.
  • B. Vào thế kỉ XVII, nhân dân trên quần đảo Banda (Indonesia) đã vùng lên chống lại chính sách độc quyền cây hương liệu của công ty Đông Ấn Hà Lan.
  • C. Đến đầu thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro ở Java (Indonesia) đã làm rung chuyển chế độ cai trị của thực dân Hà Lan.
  • D. Trong suốt thế kỉ XIX, thực dân Pháp và Tây Ban Nha vấp phải cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân Myanmar qua ba cuộc chiến tranh từ năm 1824 đến năm 1885.

Câu 10: Vì sao Đông Nam Á sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

  • A. Do Đông Nam Á có nhiều người tài.
  • B. Do các nước nơi đây đang có tham vọng làm bá chủ thế giới nên các nước phương Tây muốn kìm hãm sức mạnh.
  • C. Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản.
  • D. Do Đông Nam Á rất giàu kim cương.


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

B

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

B

D

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác