Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 21 Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ 1

Trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê không bao gồm:

  • A. Các huyện miền Tây Thanh Hoá
  • B. Nghệ An
  • C. Bắc Giang
  • D. Quảng Bình

Câu 2: Phong trào Cần vương kéo dài được đến:

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Giữa thế kỉ XIX
  • C. Cuối thế kỉ XIX
  • D. Giữa thế kỉ XX

Câu 3: Khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu vào năm nào?

  • A. 1883
  • B. 1885
  • C. 1892
  • D. 1896

Câu 4: Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, một bộ phận quan lại trong triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết:

  • A. Vẫn nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc
  • B. Vẫn muốn cướp ngôi nhà Nguyễn 
  • C. Vẫn đứng về phe thân Pháp 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ai là người chỉ huy của khởi nghĩa Bãi Sậy?

  • A. Phan Đình Phùng
  • B. Tôn Thất Thuyết
  • C. Đề Thám
  • D. Nguyễn Thiện Thuật

Câu 6: Với Hiệp ước nào thì thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta?

  • A. Hiệp ước Nhâm Tuất
  • B. Hiệp ước Giáp Tuất
  • C. Hiệp ước Hác-măng
  • D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Câu 7: Mục đích của chiếu Cần vương là gì?

  • A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp vua cứu nước
  • B. Kêu gọi nhân dân nước Pháp đứng ra làm chủ chính nghĩa, yêu cầu quân Pháp về nước.
  • C. Nhằm giúp vua thoát khỏi tình cảnh bị địch truy đuổi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến bất thành (5 – 7 – 1885), Tôn Thất Thuyết đã:

  • A. Dâng thủ cấp vua Hàm Nghi ra đầu hàng
  • B. Đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành ra Tân Sở
  • C. Tự vẫn để bảo toàn khí tiết
  • D. Chống lại quân địch trong vô vọng

Câu 9: Câu nào nói đúng về giai đoạn 1888 – 1896 của khởi nghĩa Hương Khê?

  • A. Là giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
  • B. Nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
  • C. Là giai đoạn nghĩa quân suy yếu hoàn toàn do chủ tướng Phan Đình Phùng mất.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Tôn Thất Thuyết là:

  • A. Thượng thư Bộ Binh, thành viên Hội đồng Phụ chính
  • B. Binh bộ Thị lang, thành viên Quân cơ
  • C. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Chính phủ
  • D. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Đảng Cộng sản

ĐỀ 2

Trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê không bao gồm:

  • A. Các huyện miền Tây Thanh Hoá
  • B. Nghệ An
  • C. Bắc Giang
  • D. Quảng Bình

Câu 2: Đâu là hình ảnh của Hoàng Hoa Thám?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 3: Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, một bộ phận quan lại trong triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết:

  • A. Vẫn nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc
  • B. Vẫn muốn cướp ngôi nhà Nguyễn 
  • C. Vẫn đứng về phe thân Pháp 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Chiến thuật nào được sử dụng trong khởi nghĩa Bãi Sậy?

  • A. Du kích
  • B. Đánh trực diện
  • C. Loạn tiễn
  • D. Mua chuộc đối phương

Câu 5: Ai là người chỉ huy của khởi nghĩa Bãi Sậy?

  • A. Phan Đình Phùng
  • B. Tôn Thất Thuyết
  • C. Đề Thám
  • D. Nguyễn Thiện Thuật

Câu 6: Địa bàn của khởi nghĩa Bãi Sậy như thế nào?

  • A. Là một thị trấn đông đúc, buôn bán tấp nập
  • B. Là một ngọn núi hùng vĩ, hiểm trở, dễ phòng thủ, tấn công
  • C. Là một vùng đầm lầy với lau sậy um tùm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Thủ lĩnh Đề Thám chết vì nguyên nhân gì?

  • A. Bệnh nặng, tuổi cao
  • B. Bị tay sai Pháp giết hại
  • C. Bị thương nặng trong khi tham chiến
  • D. Bị tai nạn

Câu 8: Với Hiệp ước nào thì thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta?

  • A. Hiệp ước Nhâm Tuất
  • B. Hiệp ước Giáp Tuất
  • C. Hiệp ước Hác-măng
  • D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Câu 9: Khởi nghĩa nông dân Yên Thế đã làm được gì?

  • A. Nghĩa quân đã đánh bại nhiều trận càn của quân Pháp vào căn cứ của cuộc khởi nghĩa như ở Cao Thượng (11 – 1890), 3 lần ở Hố Chuối (12 – 1890)
  • B. Nghĩa quân đã làm chủ hết vùng Yên Thế, mở rộng địa bàn sang cả Phủ Lạng Thương cùng tỉnh Bắc Giang,..
  • C. Nghĩa quân đã giúp cho triều đình nhà Nguyễn thêm vững chắc trong những năm tháng khó khăn
  • D. Cả A và B.

Câu 10: Tôn Thất Thuyết là:

  • A. Thượng thư Bộ Binh, thành viên Hội đồng Phụ chính
  • B. Binh bộ Thị lang, thành viên Quân cơ
  • C. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Chính phủ
  • D. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Đảng Cộng sản

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm). Trình bày một số cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và Hương Khê trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. 

Câu 2 (4 điểm). Theo em, tại sao gọi là “phong trào Cần vương”? 

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm). Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 (4 điểm). Theo em, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Vì sao?

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ai là người chỉ huy của khởi nghĩa Bãi Sậy?

  • A. Phan Đình Phùng
  • B. Tôn Thất Thuyết
  • C. Đề Thám
  • D. Nguyễn Thiện Thuật

Câu 2: Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê không bao gồm:

  • A. Các huyện miền Tây Thanh Hoá
  • B. Nghệ An
  • C. Bắc Giang
  • D. Quảng Bình

Câu 3: Đâu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

  • A. Khởi nghĩa Bãi Sậy
  • B. Khởi nghĩa Hương Khê
  • C. Khởi nghĩa Ba Đình
  • D. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 4: Tôn Thất Thuyết là:

  • A. Thượng thư Bộ Binh, thành viên Hội đồng Phụ chính
  • B. Binh bộ Thị lang, thành viên Quân cơ
  • C. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Chính phủ
  • D. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Đảng Cộng sản

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế. 

Câu 2: Trình bày một vài hiểu biết của em về Tôn Thất Thuyết.

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, một bộ phận quan lại trong triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết:

  • A. Vẫn nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc
  • B. Vẫn muốn cướp ngôi nhà Nguyễn 
  • C. Vẫn đứng về phe thân Pháp 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu vào năm nào?

  • A. 1883
  • B. 1885
  • C. 1892
  • D. 1896

Câu 3: Đâu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

  • A. Khởi nghĩa Bãi Sậy
  • B. Khởi nghĩa Hương Khê
  • C. Khởi nghĩa Ba Đình
  • D. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 4: Câu nào nói đúng về giai đoạn 1888 – 1896 của khởi nghĩa Hương Khê?

  • A. Là giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
  • B. Nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
  • C. Là giai đoạn nghĩa quân suy yếu hoàn toàn do chủ tướng Phan Đình Phùng mất.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

Câu 2: Trình bày một vài hiểu biết của em về Phan Đình Phùng.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, đề kiểm tra 15 phút lịch sử 8 chân trời sáng tạo, đề thi lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 21

Bình luận

Giải bài tập những môn khác