Đề số 3: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 21 Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
ĐỀ 3
Câu 1 (6 điểm). Trình bày một số cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và Hương Khê trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.
Câu 2 (4 điểm). Theo em, tại sao gọi là “phong trào Cần vương”?
Câu 1:
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
+ Địa bàn chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Bãi Sậy.
+ Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy nghĩa quân xây dựng căn cứ, triệt để áp dụng chiến thuật du kích để đánh địch. Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, bị bao vây, cô lập.
+ Đến cuối năm 1892, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896): Địa bàn hoạt động của nghĩa quân gồm các huyện miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, cùng các tướng lĩnh tài ba, tiêu biểu là Cao Thắng.
+ Từ năm 1885 đến năm 1888 (giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu): nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
+ Từ năm 1888 đến năm 1896 (giai đoạn chiến đấu quyết liệt): với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
Tuy thất bại nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
Câu 2:
- Gọi là “phong trào Cần vương” vì:
+ “Cần Vương” là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước.
+ Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi
Bình luận