Đề kiểm tra Địa lí 8 CTST bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Đề thi, đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng bao nhiêu từ năm 1958 đến 2018?

  • A. $0.89^o$C
  • B. $2.45^o$C
  • C. $3.17^o$C
  • D. $5.50^o$C

Câu 2: Trong giai đoạn 1958 – 2018, biến đổi khí hậu làm cho các đợt mưa lớn:

  • A. Xảy ra nhiều hơn mức bình thường
  • B. Xảy ra ít hơn bình thường
  • C. Xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ
  • D. Có sức tàn phá khủng khiếp hơn.

Câu 3: Biến đổi khí hậu tác động đến sông ngòi như thế nào vào mùa cạn?

  • A. Lượng nước sông tăng nhanh, đôi khi mùa cạn trở thành mùa lũ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người.
  • B. Khiến cho các loài sinh vật dưới nước chết nhiều, ô nhiễm môi trường lan rộng.
  • C. Lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Những biểu hiện của biến đổi khí hậu:

  • A. Chặt phá rừng; đốt cháy rừng làm nương rẫy
  • B. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao
  • C. Khói bụi từ phương tiện giao thông
  • D. Sử dụng phân bón, hóa chất độc hại

Câu 5: Đâu không phải một biên pháp để hạn chế phát thải khí nhà kính?

  • A. Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
  • B. Khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên.
  • C. Tăng cường trồng các giống cây truyền thống thay cho các giống hiện đại.
  • D. Sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo.

Câu 6: Nếu áp dụng giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu”, đâu là một việc làm hợp lí khi đối phó với tình trạng “nhiệt độ tăng”?

  • A. Nghỉ việc đi tắm biển
  • B. Ngồi trong phòng bật điều hoà cả ngày
  • C. Bảo vệ, chống nắng cho người và vật nuôi
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở nước ta

  • A. Gia tăng dịch bệnh
  • B. Thay đổi chế độ dòng chảy
  • C. Làm giảm tăng trưởng kinh tế
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nào sau đây không đúng?

  • A. Ngắn hạn: sử dụng tối thiểu nguồn lực sẵn có ứng phó biến đổi khí hậu.
  • B. Dài hạn: phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
  • C. Địa phương: trồng cây phù hợp, nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí hậu,...
  • D. Quốc gia: xây dựng kè biển, kênh mương để hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,..

Câu 9: Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu là hai giải pháp quan trọng, hai nhóm giải pháp này cần được:

  • A. Tiến hành riêng rẽ và cần có sự quyết liệt của chính phủ mỗi quốc gia.
  • B. Bảo đảm tính chính xác, an toàn và giúp kinh tế tăng trưởng mạnh.
  • C. Tiến hành đồng thời và có sự tham gia của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Nếu áp dụng giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu”, đâu là một việc làm hợp lí khi đối phó với tình trạng “mực nước biển dâng”?

  • A. Làm nước biển đông lại rồi chở chúng quay trở lại hai cực của Trái Đất
  • B. Bảo vệ, trồng rừng, chuyển đổi tập quán canh tác
  • C. Chấp nhận buông bỏ các khu vực ven biển
  • D. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Phân tích tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan).

Câu 2 (4 điểm). Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một biên pháp để hạn chế phát thải khí nhà kính?

  • A. Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
  • B. Khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên.
  • C. Tăng cường trồng các giống cây truyền thống thay cho các giống hiện đại.
  • D. Sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo.

Câu 2: Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nào sau đây không đúng?

  • A. Ngắn hạn: sử dụng tối thiểu nguồn lực sẵn có ứng phó biến đổi khí hậu.
  • B. Dài hạn: phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
  • C. Địa phương: trồng cây phù hợp, nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí hậu,...
  • D. Quốc gia: xây dựng kè biển, kênh mương để hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,...

Câu 3: Nếu áp dụng giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu”, đâu là một việc làm hợp lí khi đối phó với tình trạng “biến động thất thường về lượng mưa”?

  • A. Lập đàn tế trời cho mưa thuận gió hoà
  • B. Quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước
  • C. Phát triển du lịch mùa lũ
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Với sự gia tăng của số ngày hạn hán làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm: 

  • A. Cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm
  • B. Lại tăng cao so với trung bình nhiều năm
  • C. Không còn duy trì được tính chất sạch sẽ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu” cần hiểu như thế nào?

  • A. Tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của nó
  • B. Tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để đối phó với biến đổi khí hậu, đập tan những nơi chủ chốt gây ra biến đổi khí hậu.
  • C. Con người cần phải luyện tập các bài tập về cơ bắp, thể lực,… để tăng cường khả năng chống chịu trước sự khắc nghiệt ngày càng cao của khí hậu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Có thể ứng phó với biến đổi khí hậu bằng giải pháp nào?

  • A. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
  • B. Thích ứng với biến đổi khí hậu
  • C. Di chuyển sang sao Hoả
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Trong giai đoạn 1958 – 2018, biến đổi khí hậu làm cho các đợt mưa lớn:

  • A. Xảy ra nhiều hơn mức bình thường
  • B. Xảy ra ít hơn bình thường
  • C. Xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ
  • D. Có sức tàn phá khủng khiếp hơn

Câu 8: Số ngày nắng nóng có xu thế tăng lên bao nhiêu trên phạm vi cả nước?

  • A. 3 – 5 ngày/quý
  • B. 3 – 5 ngày/năm
  • C. 3 – 5 ngày/thập kỉ
  • D. 3 – 5 ngày/thế kỉ

Câu 9: Nếu áp dụng giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu”, đâu là một việc làm hợp lí khi đối phó với tình trạng “mực nước biển dâng”?

  • A. Làm nước biển đông lại rồi chở chúng quay trở lại hai cực của Trái Đất
  • B. Bảo vệ, trồng rừng, chuyển đổi tập quán canh tác
  • C. Chấp nhận buông bỏ các khu vực ven biển
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu là hai giải pháp quan trọng, hai nhóm giải pháp này cần được:

  • A. Tiến hành riêng rẽ và cần có sự quyết liệt của chính phủ mỗi quốc gia.
  • B. Bảo đảm tính chính xác, an toàn và giúp kinh tế tăng trưởng mạnh.
  • C. Tiến hành đồng thời và có sự tham gia của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng lên bao nhiêu trên phạm vi cả nước?

  • A. 3 – 5 ngày/quý
  • B. 3 – 5 ngày/năm
  • C. 3 – 5 ngày/thập kỉ
  • D. 3 – 5 ngày/thế kỉ

Câu 2. Câu nào sau đây không đúng về tác động của biến đổi khí hậu đối khí hậu nước ta?

  • A. Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.
  • B. Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn. 
  • C. Mưa lớn và lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi nhưng rét đậm và rét hại lại không còn xuất hiện nữa.
  • D. Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên cả nước

Câu 3. Giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu” cần hiểu như thế nào?

  • A. Tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của nó
  • B. Tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để đối phó với biến đổi khí hậu, đập tan những nơi chủ chốt gây ra biến đổi khí hậu.
  • C. Con người cần phải luyện tập các bài tập về cơ bắp, thể lực,… để tăng cường khả năng chống chịu trước sự khắc nghiệt ngày càng cao của khí hậu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4. Trong giai đoạn 1958 – 2018, biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm của cả nước:

  • A. Tăng lên liên tục
  • B. Giảm xuống liên tục
  • C. Điều hoà, ổn định
  • D. Có nhiều biến động

II. Tự luận

Câu 1 (4 điểm): Liệt kê những tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu Việt Nam

Câu 2 (2 điểm): Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu, có ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần tự nhiên, đặc biệt là khí hậu và thuỷ văn. Nước ta được xếp vào nhóm nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Vậy biến đổi khí hậu có tác động như thế nào tới khí hậu và thuỷ văn?

ĐỀ SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong giai đoạn 1958 – 2018, biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm của cả nước:

  • A. Tăng lên liên tục
  • B. Giảm xuống liên tục
  • C. Điều hoà, ổn định
  • D. Có nhiều biến động

Câu 2. Biến đổi khí hậu thường tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông:

  • A. Thay đổi thất thường
  • B. Ổn định hơn
  • C. Không còn thích hợp cho sản xuất, sinh hoạt
  • D. Bảo toàn được tính hoang dã của tự nhiên

Câu 3. Bảng sau đây thể hiện điều gì?

 Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

  • A. Mức chênh lệch nhiệt độ trung bình của từng giai đoạn so với nhiệt độ trung bình 60 năm (1958 – 2018) trên thế giới.
  • B. Mức chênh lệch nhiệt độ trung bình của từng giai đoạn so với nhiệt độ trung bình 60 năm (1958 – 2018) ở Việt Nam
  • C. Tốc độ gia tăng nhiệt độ trung bình mỗi năm từ 1958 – 2018 trên thế giới
  • D. Tốc độ gia tăng nhiệt độ trung bình mỗi năm từ 1958 – 2018 ở Việt Nam

Câu 4. Biến đổi khí hậu tác động đến sông ngòi như thế nào vào mùa cạn?

  • A. Lượng nước sông tăng nhanh, đôi khi mùa cạn trở thành mùa lũ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người.
  • B. Khiến cho các loài sinh vật dưới nước chết nhiều, ô nhiễm môi trường lan rộng.
  • C. Lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận

Câu 1 (4 điểm): Kể tên ít nhất 3 biểu hiện của biến đổi khí hậu

Câu 2 (2 điểm): Liệt kê ít nhất 3 biện pháp để giảm biến đổi khí hậu

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra địa lí 8 CTST bài 9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam, đề kiểm tra 15 phút địa lí 8 chân trời sáng tạo, đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác