ĐỀ 1
Trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vì sao trong chính sách đối ngoại, giới cầm quyền Đức lại chủ trương chạy đua vũ trang?
- A. Vì để giành thế đối trọng về sức mạnh quân sự với các nước đế quốc khác.
- B. Vì Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn các nước trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,...
- C. Vì Đức muốn trở thành một nước bá chủ thế giới.
- D. Vì giới cầm quyền muốn xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 2: Diện tích thuộc địa của Pháp đứng hàng thứ mấy so với các nước đế quốc khác?
- A. Thứ nhất.
- B. Thứ hai.
- C. Thứ ba.
- D. Thứ tư.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
- A. Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau như: cartel ở Đức, syndicat ở Pháp, trust ở Mỹ,…
- B. Sự tập trung sản xuất, tập trung nguồn vốn lớn đã dẫn đến sự hình thành những chính phủ lớn trực tiếp tham gia kinh doanh công nghiệp.
- C. Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, bao gồm: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc,…
- D. Sự xuât hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa,… là những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 4: Các công ti độc quyền ở Anh xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là:
- A. Trong công nghiệp và tài chính.
- B. Trong nông nghiệp.
- C. Trong thương mại.
- D. Trong lĩnh vực ngân hàng.
Câu 5: Vào thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha vì:
- A. Tây Ban Nha đe doạ chủ quyền của Mỹ.
- B. Mỹ âm mưu chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha.
- C. Mỹ muốn phô trương sức mạnh của mình.
- D. Mỹ giúp đỡ Cuba và Philippines giành độc lập.
Câu 6: Chính sách đối ngoại cơ bản của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
- A. Hỗ trợ, cho vay, đầu tư vào các nước có tiềm năng.
- B. Thực thi các chính sách phân biệt đối xử với người da đen.
- C. Tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện chính sách đối nội của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- A. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).
- B. Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến.
- C. Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
- D. Sau khi thống nhất đất nước, quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.
Câu 8: Ý nào không phải là biểu hiện của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc?
- A. Sự ra đời các công ti độc quyền lớn, lũng đoạn và chi phối nền kinh tế, chính trị và xã hội ở các nước.
- B. Sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng, hình thành nên tư bản tài chính.
- C. Các nước tư bản đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
- D. Sự xuất hiện của giai cấp công nhân.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng khi nói về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- A. Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các. Chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
- B. Ngay từ cuối thế kỉ XVIII, Mỹ đã tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Philippines và Cuba).
- C. Thông qua viện trợ kinh tế, đầu tư, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.
- D. Đảng Cộng Hoà diện diện cho những “ông trùm” công nghiệp và tài chính.
Câu 10: Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là:
- A. Xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.
- B. Sự hình thành các công ti độc quyền dưới các hình thức khác nhau ở các nước.
- C. Các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
- D. Mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản diễn ra gay gắt.
Bình luận