Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 CTST: Đề tham khảo số 3

Đề tham khảo số 3 giữa kì 2 Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

       Câu 1 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không đúng nguyên nhân làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? 

       A. Vấn đề hòa bình, tự do và ruộng đất chưa được giải quyết.  

       B. Chế độ Nga hoàng phản động vẫn chưa sụp đổ hoàn toàn.  

       C. Nhân dân muốn xóa bỏ Chính phủ tư sản lâm thời.  

       D. Nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền cùng tồn tại.  

       Câu 2 (0,25 điểm). Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?

       A. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.

       B. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của đế quốc.  

       C. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.  

       D. Thiết lập nền cộng hòa của giai cấp tư sản.   

       Câu 3 (0,25 điểm). Ý nào không thuộc những chính sách cải cách chính trị của Minh Trị?

       A. Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.  

       B. Ban hành Hiến pháp với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

       C. Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

       D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau.

       Câu 4 (0,25 điểm). Sự ra đời của Đảng Quốc Đại (năm 1885):

       A. diễn ra đồng thời với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Ấn Độ.   

       B. đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.   

       C. đã mở đầu cao trào đấu tranh vũ trang đòi độc lập ở Ấn Độ.   

       D. đánh dấu giai cấp công nhân Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.   

       Câu 5 (0,25 điểm). Cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của:

       A. thực dân Anh.  

       B. thực dân Pháp.  

       C. thực dân Hà Lan.  

       D. đế quốc Mĩ.  

       Câu 6 (0,25 điểm). Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam – pu – chia và nhân dân Lào chống ách thống trị thực dân có điểm chung là:

       A. đặt dưới sự lãnh đạo của những trong hoàng tộc.

       B. các nhà sư có vai trò rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa.   

       C. kéo dài nhiều năm liền, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.

       D. có sự đoàn kết, phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương chống kẻ chung.

       Câu 7 (0,25 điểm). Bộ luật được ban hành dưới thời vua Gia long có tên gọi là gì?

       A. Quốc triều hình luật.   

       B. Hoàng Việt luật lệ.  

       C. Hình thư.  

       D. Hình luật.

       Câu 8 (0,25 điểm). Làng nghề thủ công nghiệp nào được đề cập đến trong câu ca dao dưới đây?

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Láng Mái có lịch có lề

Có sông tắm mát có nghề làm tranh”.

       A. Làng Đông Hồ (Bắc Ninh).  

       B. Làng Chu Đậu (Hải Dương).  

       C. Làng Bát Tràng (Hà Nội).   

       D. Làng Sình (Thừa Thiên Huế).   

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,5 điểm). Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu và tác động của sự phát triển văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đến xã hội loài người.

       Câu 2 (1,0 điểm). Để có một cuộc cải cách Duy tân Minh Trị thành công cần dựa trên những yếu tố nào? Liên hệ tới Việt Nam.

       Câu 3 (0,5 điểm). Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhận định về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: “Trong lịch sử loài người chưa có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu sa như thế”. Theo em, hiện này giá trị của Cách mạng tháng Mười có còn không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
BADBBDBA

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1

Thành tựu tiêu biểu về văn học và nghệ thuật trong thế kỉ XVIII – XIX:

 - Văn học: phát triển rực rỡ với nhiều nhiều nhà thơ, nhà văn vĩ đại và có nhiều tác phẩm kinh điển mọi thời đại: Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình.

 - Âm nhạc: bước vào thời kì đỉnh cao của dòng nhạc cổ điển với nhiều nhà soạn nhạc thiên tài như Mô – da, Bét – tô – ven….

 - Hội họa: nhiều nghệ sĩ đã khắc họa hiện thực xã hội thời đại công nghiệp tạo ra một tầng lớp lao động thành thị làm việc chăm chỉ.

 Tác động của sự phát triển văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đến xã hội loài người:

 - Hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản.

 - Phản ánh mặt trái của chủ nghĩa tư bản, góp tiếng nói bênh vực người nghèo khổ.

 - Tác động trực tiếp đến các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, góp phần tạo nền những cải cách xã hội.

Câu 2

Để có một cuộc cải cách thành công như cuộc Duy tân Minh Trị cần phải có những yếu tố như:

 - Phe cải cách cần phải nắm được quyền lực tuyệt đối.

 - Nội dung cải cách cần phải đúng đắn, tiến bộ.

 - Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thàn tự cường quốc gia.

 Liên hệ với Việt Nam:

 - Vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện những trào lưu cải cách duy tân. Tiêu biểu như những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch….xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.

 - Tuy nhiên những cải cách đều thất bại. Do phe cải cách chưa nắm được quyền lực tuyệt đối. Nội dung cải cách không nhận được sự ủng hộ và tiến hành của triều đình.

 - Bên cạnh đó Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện những mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Câu 3

 - Nhận định của Chủ tịch Hồ Chí minh về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: “Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” vẫn còn giá trị đến hiện nay. Vì: 

 + Chủ nghĩa xã hội đang là hiện thực. Tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là quy định khách quan.

 + Lý tưởng và con đường Cách mạng tháng Mười Nga vẫn tỏa sáng, định hướng cuộc đấu tranh của các dân tộc vì mục tiêu cao cả là hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.

 + Bài học kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Mười được các nước xã hội chủ nghĩa vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 chân trời Đề tham khảo số 3, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 CTST, đề thi Lịch sử 8 giữa kì 2 chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác