Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 CTST: Đề tham khảo số 5

Đề tham khảo số 5 giữa kì 2 Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

       Câu 1 (0,25 điểm). Một trong những thành tựu về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX gắn với C. Mác và Ph. Ăng ghen là:  

       A. Chủ nghĩa duy vật.   

       B. Học thuyết kinh tế chính trị.  

       C. Chủ nghĩa xã hội khoa học.  

       D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

       Câu 2 (0,25 điểm). Sau khi Cách mạng tháng Hai năm 1917 thắng lợi, ở nước Nga xuất hiện:

       A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập.

       B. Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.

       C. tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.    

       D. sự phục hồi nhà nước quân chủ chuyên chế.    

       Câu 3 (0,25 điểm). Nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân Nga vào đầu tháng 3/1917 là:   

       A. thành lập các Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.

       B. thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản.

       C. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng.

       D. lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

       Câu 4 (0,25 điểm). Kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) là:

       A. giành được độc lập cho Trung Quốc.

       B. giải phóng miền Nam Trung Quốc, thành lập chính quyền cách mạng.

       C. đánh đổ Triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.

       D. giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa đế quốc, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn năm ở Trung Quốc.

       Câu 5 (0,25 điểm). So với các nước khác ở châu Á, tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX có điểm khác biệt là:

       A. bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm lược.    

       B. chế độ phong kiến mục nát.    

       C. nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.   

       D. một bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận thức được sự cần thiết phải canh tân, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.  

       Câu 6 (0,25 điểm). Trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây, cuối cùng Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào? Vào thời gian nào?

       A. Tây Ban Nha – cuối thế kỉ XVIII.   

       B. Pháp – đầu thế kỉ XIX.     

       C. Hà Lan – cuối thế kỉ XIX.   

       D. Anh – giữa thế kỉ XIX.  

       Câu 7 (0,25 điểm). Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây nào sau đây không phải của nhân dân Đông Nam Á?

       A. Khởi nghĩa Xi – pay.  

       B. Phong trào Cần Vương.

       C. Khởi nghĩa Ong kẹo và Com – ma – đam.

       D. Khởi nghĩa của nhà sư Ang – xnuông.  

       Câu 8 (0,25 điểm). Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã đóng đô ở địa bàn nào sau đây?

       A. Thăng long.    

       B. Sơn Tây.

       C. Phú Xuân.

       D. Hoa Lư.    

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

        Câu 1 (1,5 điểm). Lập bảng so sánh nền thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Nguyễn trong tương quan với thời kì của các chúa Nguyễn.

       Câu 2 (1,0 điểm). Nêu nội dung cơ bản tư tưởng Tâm dân của Tôn Trung Sơn. Nội dung nào của tư tưởng Tam dân vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay? Tại sao?

       Câu 3 (0,5 điểm). Em hãy bày tỏ suy nghĩ về ý kiến: “Nhà Nguyễn thành lập vào đầu thế kỉ XIX trong hoàn cảnh lịch sử có những điểm khác biệt so với các triều đại trước ở Việt Nam”.  

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
CCDCDDAC

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1

Lập bảng so sánh nền thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Nguyễn trong tương quan với thời kì các chúa Nguyễn:

Tiêu chí so sánh

Thời các chúa Nguyễn

(XVII – XVIII)

Thời nhà Nguyễn (nửa đầu XIX)
Thủ công nghiệp - Sự xuất hiện của các nghề mới (khắc in bản gỗ, làm đường trắng, khai mỏ…).  - Sự hoạt động tích cực của các làng nghề như Bát Tràng, Thổ Hà, Yên Thái…  - Thợ thủ công lên thành thị lập phường, vừa sản xuất vừa bán hàng. - Các nghề truyền thống ngày càng phổ biến và chuyên nghiệp.  - Các làng nghề tranh phát triển như Đông Hồ, Hàng Trống.  - Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức, với quy mô lớn, trực tiếp quản lí việc khai mỏ, đúc súng, chế vũ khí…
Thương nghiệp - Chợ xuất hiện ngày càng nhiều: chợ làng, chợ huyện, chợ phủ…  - Sự hưng khởi của các đô thị lớn như Kẻ Chợ, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An…  - Chính sách mở cửa của các chúa Trịnh, Nguyễn thu hút các nước phương Tây và Nhật Bản đến trao đổi, buôn bán bên cạnh những bạn hàng cũ.  - Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá và buôn bán lâu dài. - Đất nước thông nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi nên nhiều thị tứ mởi xuất hiện ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ.  - Sông Đông Nai, sông Sài Gòn là nơi tập trung nhiều thuyền bè của cư dân địa phương và thương nhân nước ngoài đến buôn bán với trung tâm chính là Gia Định, nơi tập trung nhiều mặt hàng, buôn bán sầm uất.  - Nhà Nguyễn thực hiện chế độ thuế khóa nặng nề và chính sách độc quyền về ngoại thương, từ chối thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao, buôn bán chính thức với phương Tây nhưng không ngăn cấm thương nhân phương Tây riêng lẻ đến buôn bán.
Nét nổi bật chínhChính sách khuyến khích sản xuất bên trong và mở cửa với thế giới bên ngoài tích cực.Nhà Nguyễn có hệ thống thuế khóa nặng nề và một nền ngoại thương hạn chế với phương Tây.

Câu 2

Nội dung cơ bản tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn:

 - Tư tưởng Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

 + Dân tộc: thống nhất về chính trị và chấm dứt ảnh hưởng của ngoại bang.

 + Dân quyền: chuyển đổi dần sang Chính phủ dân chủ, với đầy đủ các sự tự do cá nhân và các quyền cho mọi người dân Trung Quốc.

 + Dân sinh: cải thiện kinh tế bao gồm công nghiệp hóa và phân bố đất đai bình đẳng hơn.

Các nội dung của tư tưởng Tam dân đều còn giá trị đối với xã hội hiện nay, vì: độc lập dân tộc là điều luôn gìn giữ, các nhà nước đều phải tôn trọng các quyền tự do của công dân (dân quyền) và đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Câu 3

Vương triều nhà Nguyễn được thành lập từ đầu thế kỉ XIX trong hoàn cảnh lịch sử có những đặc điểm nổi bật:

 - Thế giới: Đầu thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở phương Tây phát triển mạnh mẽ và nhu cầu đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nên Việt Nam cũng không nằm ngoài nguy cơ bị xâm chiếm.

 - Trong nước:

 + Nhà Nguyễn được dựng lên là kết quả của cuộc đấu tranh giữa các thế lực phong kiến, lật đổ phong trào nông dân Tây Sơn – một phong trào nông dân tiến bộ đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp và dân tộc nên khi ra đời triều Nguyễn đã có sự đối lập với nhân dân.

 + Nhà Nguyễn được thành lập trong bối cảnh chế độ phong kiến lỗi thời và suy yếu nghiêm trọng. Nhà Nguyễn được thiết lập sau khi đất nước ta trải qua một thời kì chia cắt, khủng hoảng lâu dài.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 chân trời Đề tham khảo số 5, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 CTST, đề thi Lịch sử 8 giữa kì 2 chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác