Đề số 3: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
ĐỀ 3
Câu 1 (6 điểm). Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
Câu 2 (4 điểm). Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
Câu 1:
- In-đô-nê-xi-a:
+ Thế kỉ XVI: Bồ Đào Nha chiếm một số đảo ở phía Đông.
+ Sau đó, thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh cũng xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a.
+ Giữa thế kỉ XIX: Hà Lan hoàn thành nhiệm vụ xâm chiếm nước này.
- Mã Lai: từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Pháp, Hà Lan tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai, Miến Điện.
- Phi-lip-pin: giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hết các quần đảo và áp đặt thống trị suốt 350 năm.
- Ba nước Đông Dương: từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng.
- Xiêm (Thái Lan):
+ Thế kỉ XVI: thương nhân châu Âu xâm nhập vào nước này.
+ Giữa thế kỉ XIX: sau khi hoàn thành xâm chiếm Ấn Độ, một phần Mã Lai và Miến Điện, thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Xiêm.
Câu 2:
- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,…
- Nhận xét về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á: Chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân phát triển gay gắt, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực dâng cao.
Bình luận