Đề số 6: Đề kiểm tra Lịch sử 11 KNTT bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại chính quyền cai trị nào?

  • A. Nhà Hán
  • B. Nhà Ngô 
  • C. Nhà Lương
  • D. Nhà Tuỳ

Câu 2: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp năm nào?

  • A. Năm 56 TCN
  • B. Năm 10 TCN
  • C. Năm 40
  • D. Năm 43

Câu 3: Chiến thắng nào đã kết thúc hoàn toàn hơn 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc?

  • A. Cuộc nổi dậy năm 931 do Khúc Thừa Dụ lãnh đạo
  • B. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo.
  • C. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo
  • D. Trận chiến chống quân Tống xâm lược năm 1077 do Lý Thường Kiệt lãnh đạo

Câu 4: Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than khi quân Minh chiếm đóng, Lê Lợi – một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã:

  • A. Chọn giải pháp đưa tiền cho quân Minh để đổi lại một cuộc sống yên bình.
  • B. Đứng về phe của quân Minh để chống lại quân ta, đóng góp tiền của cho quân Minh và hỗ trợ chúng trong việc xâm chiếm, bọc lột nước ta.
  • C. Dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa
  • D. Hô hào dân chúng đứng lên đấu tranh, kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước láng giếng như Lang Xang, Chân Lạp, các dân tộc cũng không quy phục nhà Minh, thậm chí có cả lực lượng của người phương Tây.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2: Đoạn trích dưới đây cho em hiểu điều gì về nghệ thuật quân sự trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thắng cường bạo

Chẳng đánh người mà chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

B

C

Tự luận:

Câu 1:

- Bài học về xây dựng lực lượng. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.

- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm và mưu trí, phong phú và độc đáo.

Câu 2:

Đoạn trích từ tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi là sự tổng kết tài tình nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. 

Đây là kết tinh độc đáo từ quá trình tiến hành chiến tranh nhân dân lâu dài, anh dùng của dân tộc và thực tiễn vận động hình thái chiến trường, thay đổi tương quan lực lượng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Những bài học về nghệ thuật quân sự này vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác